Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu dệt may khi bất ổn chính trị leo thang tại Bangladesh

Cập nhật: 12:17 | 08/08/2024 Theo dõi KTCK trên

Mở cửa phiên sáng 8/8 trong sắc đỏ nhưng thị trường đã dần lấy lại sự tự tin và hồi phục hơn 2 điểm trước giờ nghỉ trưa. Cổ phiếu dệt may bật tăng đồng loạt trước thông tin khủng hoảng an ninh tại Bangladesh,…

Bước sang phiên giao dịch sáng 8/8, áp lực bán đã có dấu hiệu quay trở lại khi sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử, khiến VN-Index có thời điểm lùi về dưới 1.210 điểm trước khi tăng trở lại trước giờ nghỉ trưa. Tạm kết phiên sáng chỉ số VN-Index tăng 2,57 điểm (-0,21%) lên 1.281,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 360 triệu đơn vị, giá trị 7.704,7 tỷ đồng, tăng 11% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng trước đó. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 66,9 triệu đơn vị, giá trị 1.756 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng/giảm giá là 206/183.

Nhóm VN30 đồng pha với chỉ số chung, độ rộng đang nghiêng về sắc xanh với 17 mã tăng, 10 mã giảm và 3 mã tham chiếu. VN30-Index tăng 0,33 điểm lên 1.253,91 điểm. Tại nhóm này, 3 mã dẫn đầu thanh khoản TCB, HPG, VPB đều giảm điểm với mức giảm lần lượt 2,5%, 0,4% và 0,3%. Ngược chiều, POW, MSN, GAS cùng tăng trên 2% mỗi mã.

Cổ phiếu HAG bị bán mạnh và có lúc chạm giá sàn, thanh khoản đang dẫn đầu thị trường với hơn 30,6 triệu đơn vị khớp lệnh, tạm kết phiên sáng thị giá HAG giảm 6,4% về còn 10.800 đồng/cp.

Diễn biến thị trường phiên sáng 8/8
Diễn biến thị trường phiên sáng 8/8

Nhóm cổ phiếu dệt may đón dòng tiền với nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Nổi bật nhất là MSH tăng hết biên độ lên 47.500 đồng/cp. Các mã TNG, VGG, ADS cùng ghi nhận mức tăng 6%, trong đó TGG đạt thanh khoản hơn 6 triệu đơn vị. Cùng chiều có HNI (+5,8%), TCM (+4,3%), STK (+2,7%), M10 (+5,2%), VGT (+5,1%),…

Sắc xanh của nhóm cổ phiếu dệt may trên xuất hiện giữa bối cảnh đối thủ cạnh tranh chủ chốt của ngành dệt may Việt Nam là Bangladesh với bối cảnh bạo lực lan rộng, ngành công nghiệp may mặc, trụ cột kinh tế của quốc gia Nam Á này đang chìm trong khủng hoảng.

Ngày 5/8, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) đã yêu cầu tất cả chủ nhà máy đóng cửa các cơ sở sản xuất đến khi có thông báo mới. Cuộc khủng hoảng đến vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành may mặc Bangladesh. Các tháng 7, 8 và 9 thường là mùa cao điểm cho cả việc vận chuyển hàng hóa Giáng sinh và đặt đơn hàng cho mùa xuân hè năm sau. Tác động của cuộc khủng hoảng vượt xa biên giới Bangladesh. Các công ty may mặc toàn cầu, từ H&M đến Zara, đang theo dõi tình hình với sự lo lắng khi họ chuẩn bị bước vào mùa lễ hội quan trọng.

Chiều 7/8, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã khuyến cáo công dân cân nhắc không đến Bangladesh vào thời điểm này nếu không thực sự cần thiết. Công dân Việt Nam đang có mặt tại nước này cần tăng cường biện pháp bảo vệ cho bản thân và gia đình, hạn chế đi lại tại khu vực có nguy cơ diễn ra biểu tình.

Trở lại với diễn biến thị trường, nổi bật tại nhóm cổ phiếu xây dựng là HHV, VCG, LCG khi đồng loạt tăng trần, thanh khoản sôi động với khối lượng lần lượt 5 triệu đơn vị, 4,9 triệu đơn vị và 2,5 triệu đơn vị. Đà tăng còn có CCI (+3,9%), BCR (+5,9%), HUT (+1,2%), PC1 (+1,3%), C4G (+4,5%), FCN (+5,1%),…

Nhóm thủy sản cũng thể hiện trạng thái tích cực với FCM (+1,6%), ANV (+1,3%), ASM (+0,8%), CMX (+0,2%), IDI (+1,1%), VHC (+0,9%),…

Tại nhóm bất động sản, bộ 3 cổ phiếu “họ Vin” trái chiều với VHM tăng nhẹ 0,8% lên 37.500 đồng/cp, trong khi đó VRE, VIC giảm lần lượt 1,7 và 1,1%. Tại nhóm này, cổ phiếu VRC có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 8.810 đồng/cp. Cùng chiều có DIG (+0,9%), NVL (+1,8%), DXG (+0,8%), TIG (+2,4%), HDC (+1,5%).

Chỉ số HNX-Index tăng 0,96 điểm (+0,42%), lên 228,91 điểm. Thanh khoản sàn HNX đạt 36,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 708 tỷ đồng. Độ rộng thị trường sàn HNX với 77 mã tăng và 55 giảm, tham chiếu là 43 mã.

Cổ phiếu lớn như SHS, HUT, VCS, IDC đều tăng điểm, trong khi đó CEO, MBS, API tạm đứng tham chiếu. Ngược lại, CMS và HMR giảm sàn tại 18.400 đồng/cp và 21.100 đồng/cp, khớp lần lượt 0,6 triệu và 0,19 triệu đơn vị.

Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+0,58%) lên 92,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 18,8 triệu đơn vị, giá trị 289,7 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng/mã giảm giá là 144/74.

Đa số các mã thanh khoản cao nhất đều tăng với HSV dẫn đầu khi tăng 11,1% lên 4.000 đồng/cp. Các mã VGT, BCR, C4G, G36 tăng 4-5%. Cổ phiếu BSR +0,9% lên 22.700 đồng/cp, khớp lệnh cao nhất với hơn 3 triệu đơn vị.

Cổ phiếu VHM bị khối ngoại bán tháo trong phiên 7/8

VN-Index vượt mốc 1.215 điểm trong phiên 7/8. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường và ghi nhận giao dịch đột biến ...

Nhận định chứng khoán phiên 8/8: Rủi ro tại vùng kháng cự 1.215 – 1.220 điểm

Theo chứng khoán BSC, thanh khoản tiếp tục giảm trong phiên hồi phục hôm nay, cho thấy rủi ro tại vùng kháng cự 1.215 – ...

Nhiều tổ chức lớn sẵn sàng đồng hành cùng UBCKNN nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày 7/8/2024, tại Singapore, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội các Thị ...

Đức Anh

Tin cũ hơn
Xem thêm