Cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn: Từ "gồng gánh" thành "gánh nặng" thị trường

Cập nhật: 12:52 | 20/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo quan sát, trong vòng hơn một tháng gần đây, hàng loạt cổ phiếu thuộc vốn hoá lớn ghi nhận đà giảm sút, thậm chí còn là tác nhân gây “kìm hãm” chỉ số VN-Index.

Chốt phiên ngày 19/7, VN-Index tăng nhẹ 1,84 điểm, nhưng trong rổ blue-chips VN30 đóng góp 14 mã sụt giảm hơn 1%, trong đó có một số trụ lớn là HPG (Tập đoàn Hoà Phát) giảm 1,77%, GVR (VRG) giảm 1,94%, CTG (Vietinbank) giảm 1,49%, MSN (Masan) giảm 1,17%, MWG (Thế giới di động) giảm 1,8%. Một số mã như VCB (Vietcombank), VPB (VPBank) cũng ghi nhận đà giảm.

Cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn: Từ

Trước đó, trong phiên 18/7, hàng loạt cổ phiếu trụ cũng “lao dốc” do bị bán mạnh về cuối phiên, điển hình: VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), HPG. Trong đó, nhóm ngành tác động mạnh tới chỉ số như ngân hàng, bất động sản, dầu khí, thép... cũng xuất hiện lệnh bán với mức giá dưới tham chiếu.

Theo quan sát, trong vòng hơn một tháng gần đây, hàng loạt cổ phiếu thuộc vốn hoá lớn ghi nhận đà giảm sút, thậm chí còn là tác nhân gây “kìm hãm” chỉ số VN-Index.

Chẳng hạn, hai “ông lớn” là VIC và VHM đã giảm về mức đáy, và đang trong tình trạng lực bán lấn áp dòng tiền mua đỡ. Nếu tiếp tục giảm xuống mức hỗ trợ thấp hơn sẽ gia tăng sức ép lên chỉ số chung bởi đây là 2 cổ phiếu có vốn hoá cực lớn trong rổ VN30.

Cổ phiếu HPG cũng không khá khẩm hơn là mấy khi thị giá đã trôi về mức 22.150 đồng/cp (phiên 19/7) So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu này đã giảm gần 40%.

Tương tự, hàng loạt “đại gia” ngành bán lẻ như MSN, MWG, PNJ cũng giảm lần lượt 8,5%, 60,5% và 14%. Đây cũng là 3 cổ phiếu mà tự doanh ghi nhận bán ròng mạnh nhất trong phiên 18/7 vừa qua. Riêng cổ phiếu MWG còn bị các tổ chức nước ngoài thay phiên hạ lượng nắm giữ cổ phiếu. Đáng chú ý, trong kỳ "review" tháng 7, cổ phiếu PNJ đã chính thức bị loại khỏi rổ VN30.

Hay như cổ phiếu đầu ngành chứng khoán là SSI (Chứng khoán SSI) cũng bay hơn 30%. Tính từ đầu năm đến nay, vốn hoá cổ phiếu này cũng mất hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trước đó, từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 6, nhất là trong tháng 4 và tháng 5 là khoảng thời gian VN-Index mất đà lao dốc, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn đã trở thành nhóm “cổ phiếu người hùng” khi liên tục gồng gánh chỉ số, trong bối cảnh nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ bị bán mạnh trước hàng loạt thông tin tiêu cực về lãnh đạo một số doanh nghiệp.

Trở lại với thời điểm hiện tại, trong khi nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn có động thái bị chốt lời thì nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ lại giao dịch sôi động và thu hút dòng tiền trở lại, nhất là với những cổ phiếu có mức thanh khoản khoảng 100 tỷ trở xuống, nhiều nhất là nhóm cổ phiếu trong khoảng giao dịch 20-50 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Định giá đã "hấp dẫn", tại sao cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa thể bứt phá?

Theo các chuyên gia, hoạt động kinh tế đã ổn định trở lại sau dịch, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp đang gia ...

Chứng khoán phiên sáng 20/7: "Sức nóng” từ cổ phiếu vừa và nhỏ, VN-Index bật tăng hơn 18 điểm

Thị trường chứng khoán phiên sáng giao dịch tích cực với sự lan tỏa của dòng tiền. VCB đang là mã kéo chỉ số mạnh ...

Tin vào việc thị trường chứng khoán đã chạm đáy, giới đầu tư đồng loạt mua vào

Giới đầu tư đang dự báo rằng, thị trường chứng khoán đã chạm đáy sau đà giảm sâu trong năm nay, và đợt báo cáo ...

Linh Đan