25 mã cổ phiếu tăng giá trên 100% từ đầu năm, họ "FLC" có 3 đại diện

Cập nhật: 07:57 | 31/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Thống kê gần 400 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE từ đầu năm tới nay cho thấy, có tới 25 mã có mức tăng trên 100% và phần lớn là các cổ phiếu vốn hóa trung bình, nhỏ (midcap, penny) trong đó TSC là cổ phiếu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất từ đầu năm tới nay với mức tăng 383% (tăng 4,83 lần). Bên cạnh đó, cổ phiếu họ "FLC" cũng ghi nhận tăng mạnh trong giai đoạn này.

5528-aaaa
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trái với lo ngại về hiện tượng "Sell in May" trong tháng 5/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn biến động khá tích cực trong khoảng thời gian này.

Kết thúc phiên giao dịch 28/5/2021, VN-Index dừng tại đỉnh lịch sử 1.320,46 điểm - tương ứng tăng trưởng gần 20% so với đầu năm. Đây đồng thời cũng nằm trong top những chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới.

Trong bối cảnh thị trường giao dịch sôi động, hàng loạt cổ phiếu đã bứt phá mạnh, thậm chí tăng bằng lần từ đầu năm qua đó vượt xa đà tăng của VN-Index.

Trong tuần gần nhất từ 24 - 28/5/2021, ghi nhận đáng chú ý nhất đến từ nhóm cổ phiếu "vua" khi 26/26 mã ở nhóm này tiếp tục tạo "sóng" mạnh với nhiều cổ phiếu tăng trần - có cổ phiếu tăng giá hàng chục phần trăm.

Cụ thể, cổ phiếu VBB của Ngân hàng VietBank tăng giá mạnh nhất tuần qua với mức tăng tới 41,6%, tiếp đến là SGB của Saigonbank tăng 36,7% và BVB của Viet Capital Bank tăng 34%. Cả 3 cổ phiếu này đều giao dịch trên UpCOM, kết thúc tuần lần lượt tại 21.100 đồng/cp (VBB); 19.800 đồng/cp (SGB) và 23.000 đồng/cp (BVB).

Tuần trước đó, cả SGB và VBB mới chỉ hơn 14.000 đồng/cp và BVB là 17.100 đồng. Hiện tại, SGB là cổ phiếu ngân hàng duy nhất trên cả 3 sàn là HNX, HSX và UpCOM còn ở mức dưới 20.000 đồng.

3 cổ phiếu tiếp theo ghi nhận mức tăng mạnh tới hơn 20% trong tuần vừa qua còn có NVB của Ngân hàng Quốc dân (sàn HNX), EIB của Eximbank (HSX) và SSB của SeABank (HSX) trong đó EIB lên 31.900 đồng/cổ phiếu - gần tiệm cận mức giá HDB của HDBank. Còn SSB thì lên trên 39.000 đồng, cao hơn cả giá cổ phiếu của loạt ngân hàng lớn như là MBB của Ngân hàng Quân đội (37.700 đồng/cp) hay ACB của Ngân hàng ACB (38.900 đồng/cp - bỏ xa giá cổ phiếu của các ngân hàng gồm HDB (32.850 đồng/cp), TPB (36.100 đồng/cp), SHB (30.200 đồng) và STB (31.850 đồng/cp) dù các cổ phiếu này vẫn tăng giá tốt.

Một nhóm đáng chú ý nữa có mức tăng từ 10 - 20% trong tuần qua, trong đó có 2 cổ phiếu trên HSX là LPB và STB trong đó LPB của LienVietPostBank tăng 19,1% lên 28.000 đồng còn STB của Sacombank tăng giá 10,4% lên 31.850 đồng. 3 cổ phiếu còn lại của nhóm này là ABB của ABBank, NAB của Nam A Bank và BAB của Bac A Bank đều trên sàn UpCOM.

Ở nhóm tăng yếu nhất, top 3 gọi tên HDB với mức tăng 3%, tiếp sau là VCB của Vietcombank tăng 2,9% lên 99.600 đồng và VPB của VPBank tăng 1,2% lên 68.200 đồng/cp. Cả 3 cổ phiếu này đều giao dịch trên HSX.

Giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng mạnh và đồng loạt lập các kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (đã tính tới điều chỉnh giá), vượt qua định giá của các công ty chứng khoán trước đây khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, đặc biệt có những cổ phiếu đầu năm mới chỉ chưa đến 30.000 đồng thì giờ đây đã vượt 60.000 đồng/cổ phiếu như VIB và VPB.

Trước "sóng" này, mới đây, một số công ty đã phải tiến hành định giá lại với nhóm cổ phiếu ngân hàng với những dự báo bất ngờ.

Công ty chứng khoán BSC dự báo giá mục tiêu của VCB có thể lên tới 135.000 đồng so với mức giá đóng cửa hiện tại là 99.800 đồng; VPB được định giá 90.100 đồng so với mức giá đóng cửa hiện tại là 66.800 đồng; TCB giá mục tiêu là 71.500 đồng từ 53.000 đồng hiện tại; CTG giá mục tiêu 69.500 đồng từ 51.200 đồng hiện tại; BID giá mục tiêu 67.000 đồng từ mức hơn 47.000 đồng hiện nay. Hầu hết các mã trên dư địa tăng giá từ 30 - 45% so với giá chốt phiên 18/5.

Với các mã còn lại như STB, ACB, SHB, HDB, BVB, OCB… công ty chứng khoán BSC dự báo tiềm năng tăng giá từ 20 - 38%.

Cổ phiếu họ "FLC" bứt phá

Trở lại câu chuyện giá cổ phiếu từ đầu năm tới nay, thống kê gần 400 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE từ đầu năm tới nay có tới 25 mã có mức tăng trên 100% và phần lớn là các cổ phiếu vốn hóa trung bình, nhỏ (midcap, penny) trong đó TSC là cổ phiếu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất từ đầu năm tới nay với mức tăng 383% (tăng 4,83 lần).

Các cổ phiếu "họ FLC" cũng bứt phá ngoạn mục trong 5 tháng đầu năm với hàng loạt mã tăng bằng lần, có thể kể tới như FLC (tăng 167%), ROS (tăng 164%), AMD (tăng 101%).

Ngoài ra, các cổ phiếu thép và liên quan cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng bằng lần bao gồm SHI (tăng 223%), TLH (tăng 138%), NKG (tăng 111%), VPG (tăng 106%).

Việc giá thép thế giới tăng phi mã đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp thép trong nước nhờ có lượng hàng tồn kho giá thấp trong đó SHI bên cạnh câu chuyện hưởng lợi giá thép còn tăng trưởng tốt nhờ những lĩnh vực "hot" khác như năng lượng mặt trời hay khu công nghiệp. Với VPG, cổ phiếu này tăng trưởng tốt nhờ nguồn thu quặng sắt (đầu vào ngành thép) và việc hạch toán dự án bất động sản tại Hải Phòng.

Bên cạnh các cổ phiếu midcap, penny kể trên, vẫn xuất hiện một vài Bluechips tỷ đô tăng bằng lần từ đầu năm tới nay, có thể kể tới như LPB (tăng 126%), VPB (tăng 111%), NVL (tăng 107%).

Từ đầu năm tới nay, bên cạnh thép ngân hàng là nhóm thu hút dòng tiền mạnh nhất thị trường. Đà tăng của nhóm ngân hàng diễn ra với tất cả cổ phiếu trên sàn chứng khoán, thậm chí lúc này gần như không còn cổ phiếu ngân hàng nào có thị giá dưới 20.000 đồng.

Hàng chục cổ phiếu tăng bằng lần từ đầu năm 2021 - Ảnh 1.
EVNGenco 3 dự kiến lên sàn HOSE trong năm 2021, trích hơn 5.300 tỷ để trả nợ vay

Tại đại hội, EVNGenco 3 cho biết sẽ triển khai thủ tục hồ sơ và trình niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng ...

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp

Chứng khoán BSC đưa ra khuyến nghị khả quan với ngành ngân hàng trong năm 2021 với quan điểm tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ ...

Lịch chốt quyền cổ tức bằng tiền của 19 doanh nghiệp: HAH, TPS, PPH, ADP, BTR

Thêm 19 doanh nghiệp trong đó có HAH, TPS, PPH, ADP, BTR,... vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền năm 2019 ...

Minh Thuận T/H

Tin liên quan