Dạy con:

Cách nuôi dạy con của nhiều gia đình Việt đang đi ngược với thế giới

Cập nhật: 09:51 | 14/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hầu hết cha mẹ Việt mắc sai lầm khi áp dụng những cách nuôi dạy con từ xa xưa, dẫn đến những nỗi sợ hãi và thái độ không đúng ở trẻ từ thế hệ này đến thế hệ khác.   

cach nuoi day con cua nhieu gia dinh viet dang di nguoc voi the gioi Tỷ phú giàu nhất thế giới dạy con như thế nào?
cach nuoi day con cua nhieu gia dinh viet dang di nguoc voi the gioi Những quan niệm sai lầm trong cách dạy con
cach nuoi day con cua nhieu gia dinh viet dang di nguoc voi the gioi Những triết lý dạy con “gây dậy sóng” dư luận của nữ doanh nhân Đoàn Thu Thủy

Những quan niệm xa xưa đó nhiều điều không còn phù hợp trong xã hội hiện đại và thay đổi để không làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

Dưới đây là 9 cách nuôi dạy con của người Việt đi ngược với thế giới:

1. Muốn con phải được lòng tất cả mọi người

Mọi cha mẹ mong con sống hòa thuận với mọi người. Họ không muốn nghe những lời xúc phạm, cãi vã giữa con cái với bạn bè. Họ có thể sẽ bắt con phải "tốt với tất cả mọi người".

Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu cá nhân.

2. Không dạy tiếng Việt tốt

Nhiều bố mẹ cho con học ngoại ngữ từ sớm mà quên việc dạy tiếng Việt cho con thật tốt. Ngôn ngữ tiếng Việt cần được phát triển trong cả quá trình dài, trong 10 năm đầu đời, thì con mới có thể có khả năng giao tiếp tốt.

cach nuoi day con cua nhieu gia dinh viet dang di nguoc voi the gioi
Ảnh minh họa

Bố mẹ nên dạy con nói từng câu, từng chủ đề, từng vấn đề. Đi từ việc nói cho người khác hiểu, đến việc biết phản biện, đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề con gặp phải thông qua giao tiếp.

3. Không lắng nghe con

Một sai lầm nữa là bố mẹ luôn muốn con bản lĩnh, tự tin nhưng lại không hề lắng nghe chính kiến của con, không tôn trọng chia sẻ của con, luôn nghĩ rằng con còn bé, chẳng biết gì cả, ý kiến của con không đúng, con chỉ nên nghe bố mẹ diễn thuyết.

Điều này khiến cho con ngay từ khi còn nhỏ đã bị áp đặt, không biết đưa ra ý kiến, không biết phản biện vấn đề, trở thành đứa trẻ không có lập trường, không có chính kiến. Thậm chí, nếu đứa trẻ có cảm xúc mạnh, bí bách quá có thể có những cảm xúc, hành vi và thái độ tiêu cực.

4. Quá bao bọc con

Nhiều bố mẹ đang vì yêu thương con mà không phát hiện ra là mình đang bao bọc con.

Khi 4-5-6 tuổi, con đã có thể tham gia vào một phần công việc nhà thì nhiều bố mẹ vẫn phục vụ con từ A đến Z, thậm chí có rất nhiều con học lớp 3-4 vẫn được xúc cho ăn.

Sai lầm ở đây là bố mẹ chỉ biết phục vụ mà không hề dạy con phải thực hành thế nào.

Những đứa trẻ đó sẽ không tự lập được vì không được dạy về trách nhiệm của bản thân. Từ bé, bố mẹ chưa dạy con các kỹ năng để con tự lập thì chắc chắn khi lớn lên các con không thể tự lập được.

Với những đứa con được bao bọc, vốn dĩ sự đòi hỏi của con rất lớn. Bố mẹ Việt với một tâm lý nóng vội luôn muốn cho xong để không bị phiền phức, ngay lập tức đáp ứng đòi hỏi của con, như vậy sẽ khiến cho sự đòi hỏi của con ngày càng leo thang, tạo cho con sự ích kỷ, xấu tính khi lớn lên.

5. Nghĩ hộ con

Bố mẹ mắc sai lầm là luôn nghĩ hộ con, làm thui chột tư duy trí tuệ của con. Với một vấn đề, thường bố mẹ hay có thói quen giải thích, sau đó nhắc lại, dẫn đến việc con chỉ biết nghe một chiều từ bố mẹ mà không hề vận động suy nghĩ.

Bố mẹ nên dạy cách nghĩ cho con, truyền cho con kiến thức để con ghi nhớ trong tiềm thức. Với một vấn đề, bố mẹ nên hướng dẫn con suy nghĩ tại sao lại như vậy.

6. Muốn con giao tiếp tốt nhưng lại hạn chế con

Khi các con biết quậy, nghịch, bố mẹ thường cảm thấy phiền phức, không đủ kiên nhẫn, bắt con ngồi một chỗ và không được nói, khiến con phải thu mình, ém bản thân lại. Đó là điều khiến con có tâm lý co cụm ngay từ trong gia đình.

Cần phân biệt giữa việc con biết nói và biết giao tiếp. Biết giao tiếp là khả năng diễn đạt, trình bày, giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ, phản xạ nhanh, khéo léo trong ứng xử.

7. Hình phạt có nghĩa là trẻ phải mất một cái gì đó

Nhiều bậc phụ huynh thường lấy đi món đồ yêu thích của trẻ để phạt và sau đó là tha thứ cho trẻ luôn. Và hành vi phạt này thường phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi.

Tước đi cái con yêu thích hoặc cắt giảm thời gian chơi với bạn của con không dạy cho con điều gì tốt đẹp. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng một người có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

8. Không nên thể hiện cảm xúc tiêu cực

Hầu hết các bậc cha mẹ đều không muốn nhìn thấy con mình khóc lóc, tức giận hay ném đồ chơi. Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ: "Đừng khóc nữa" hay "Nín ngay " thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề.

Cách phản ứng này hoàn toàn không được khuyên dùng bởi mọi cảm xúc tiêu cực của con người cần được giải phóng để không gây áp lực hệ thần kinh. Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều mà người lớn cần có và sẽ hữu ích cho con bạn trong tương lai.

9. Học giỏi là tất cả

Học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì... cực xấu.

Thật khó cho chúng ta tìm ra được các cô cậu học trò học giỏi mà chơi giỏi (nghệ thuật và thể thao) và năng động (về vận động và xã hội ), chứ chưa nói tới biết làm... việc nhà.

Con chỉ cần học giỏi thôi, còn lại tất cả việc nhà là do cha mẹ hoặc người giúp việc làm là suy nghĩ kỳ quặc của cha mẹ Việt chúng ta.

Chúng ta đang đào tạo ra những con gà công nghiệp và những con robot và cả các chiến binh thi cử. Không hơn không kém.

Nguyễn Sinh

Tin liên quan