Xử lý hình sự nếu thu lợi bất chính trên TTCK đúng với chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Cập nhật: 15:48 | 29/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Để tăng tính răn đe trong việc xử lý những vi phạm trong hoạt động chứng khoán nhiều ý kiến cho rằng với những khoản thu nhập bất chính trên 500 triệu đồng từ thị trường chứng khoán sẽ bị xử lý hình sự. Vậy đề xuất này liệu có đi lại với chủ trương không hình sự các quan hệ kinh tế hay không. Phóng viên Báo điện tử Thời báo Chứng khoán Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền – Đoàn luật sư Hà Nội xoay quanh vấn đề này.  

xu ly hinh su neu thu loi bat chinh tren ttck dung voi chu truong khong hinh su hoa cac quan he kinh te

Nội dung cơ bản của Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi)

xu ly hinh su neu thu loi bat chinh tren ttck dung voi chu truong khong hinh su hoa cac quan he kinh te

50% quyết định xử phạt của UBCKNN năm 2018 liên quan đến công bố thông tin

xu ly hinh su neu thu loi bat chinh tren ttck dung voi chu truong khong hinh su hoa cac quan he kinh te

Chủ tịch UBCK: Qui định công bố thông tin doanh nghiệp của TTCK Việt Nam còn hơn thông lệ quốc tế

PV: Thưa luật sư, để đảm bảo tính răn đe nhiều ý kiến cho rằng với những khoản thu nhập bất chính trên 500 triệu đồng từ thị trường chứng khoán sẽ bị xử lý hình sự, quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

xu ly hinh su neu thu loi bat chinh tren ttck dung voi chu truong khong hinh su hoa cac quan he kinh te
LS Nguyễn Thế Truyền: Xử lý hình sự nếu thu lợi bất chính trên TTCK đúng với chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Trong luật hình sự đang có quy định về tội thao túng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ngoài hành vi thao túng ra, trên thị trường chứng khoán đang còn nhiều hành vi vi phạm khác mà chưa được xem xét để xử lý hình sự. Chẳng hạn như việc không công bố thông tin. Việc không công bố thông tin có thể kiếm lợi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Hành vi không công bố thông tin đó cũng là hành vi kiếm lợi bất chính. Để xử lý hành vi kiếm lợi bất chính trên thị trường chứng khoán thì phải có đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung vào bộ luật hình sự đổi. Việc kiếm lợi bất chính trên 500 triệu đồng nó cũng chỉ là con số mang tính định tính, tại thời điểm này 500 triệu có thể là lớn nhưng 3 năm nữa có thể 5 tỷ mới là lớn, nó mới ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, các cổ đông nhỏ. Và khi ảnh hưởng đến xã hội, đền quyền và lợi ích của cá nhân khác thì xử lý hinh sự là phù hợp.

PV: Điều này liệu có đi ngược lại với chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế không, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Hai khái niệm này hoàn toàn không mâu thuẫn gì nhau. Hình sự hóa việc kinh doanh thương mại và việc thu lời bất chính thông qua các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán là hoàn toàn khác nhau. Một nhà đầu tư nếu như đầu tư chính đáng, đầy đủ dẫn đến có những tranh chấp thì đó là qua hệ kinh doanh thương mại và giải quyết tranh chấp đấy bằng trọng tài kinh tế hoặc tòa án, không có chuyện hình sự. Nhưng khi một nhà đầu tư lợi dụng lợi dụng vị thế, thông tin để thao túng thi trường nhằm mục đích thu lời bất chính thì đây phải coi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, chứ không phải việc kinh doanh thương mại mà bị hình sự hóa.

PV: Theo luật sư, UBCKNN có vai trò như thế nào trong việc xủ lý hình sự hóa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Đầu tiên, UBCKNN phải có đề xuất lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đưa vào để chương trình sửa đổi và ban hành quy định pháp luật cho phù hợp với thực tế. UBCKNN chỉ có nhiệm vụ thanh kiểm tra với các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, nếu phát hiện nhưng vi phạm đủ điều kiện xử lý hình sự thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xác minh làm rõ. Và khi đó quy trình điều tra sẽ phải tuân theo luật tố tụng hình sự.

PV: Vâng xin cảm ơn luật sự

Anh Khang