Vành đai 4 và 5 của TP. Hà Nội chạy qua những đâu?

Cập nhật: 15:18 | 28/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sở GTVT Hà Nội cho biết, thành phố sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn và tiến hành khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5; đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao trong khu vực đô thị trung tâm.

vanh dai 4 va 5 cua tp ha noi chay qua nhung dau Hở vành đai 2, lai rai GPMB vành đai 3, vành đai 4 đang nghiên cứu
vanh dai 4 va 5 cua tp ha noi chay qua nhung dau TPHCM: 6.273 tỉ đồng làm 35 km đường vành đai 4

Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, đối với hệ thống đường vành đai, Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3.

Cùng với đó, thành phố sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn và tiến hành khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5; đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao trong khu vực đô thị trung tâm.

vanh dai 4 va 5 cua tp ha noi chay qua nhung dau

Theo quy hoạch, đường vành đai 4 có tổng chiều dài 98 km đi qua 14 quận, huyện thuộc 3 tỉnh/thành phố. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối tuyến tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) trong đó, tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5 km chạy qua 7 quận, huyện gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.

Còn đường vành đai 5 được quy hoạch nhằm phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, toàn tuyến đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Tổng chiều dài hơn 331 km, trong đó đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km.

Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP. Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3...

Trước đó, Hà Nội cũng đã đầu tư đường vành đai 3 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.20), là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912 m gồm 385 mét đường và 8.527 m cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Hiện đường cao tốc trên cao đoạn từ phía Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Văn Đồng (cạnh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành và trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ làm tiếp 5,2 km đường cao tốc trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long.

Hiện đường vành đai 3 đang được mở rộng đoạn từ Mai Dịch - cầu Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng) và đang có quy hoạch mở đoạn cầu Thăng Long - Nam Hồng - Việt Hùng. Ty Tiến, đường Phạm Hùng) đã được hoàn thành.

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm