Phó TGĐ Tập đoàn FPT Đỗ Cao Bảo chỉ ra điểm "không ngờ" về việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai

Cập nhật: 06:51 | 07/12/2018 Theo dõi KTCK trên

Phó Giám đốc Tập đoàn FPT Đỗ Cao Bảo đã đưa ra quan điểm về đề xuất công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai Phó Tổng Giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo lý giải chuyện người Việt thích ném đá Quảng "nổ"
pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai "Người Việt cần học lại văn hoá chửi trên mạng xã hội"
pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai Làm sao để có được sự tự tin?

Từ đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Trình Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai"...

Tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 29/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Chúng ta có hàng chục ngàn công ty vừa và lớn có từ 1000 người trở lên. Những doanh nghiệp này phải chính là những doanh nghiệp đầu tư vào start up. Điều này không chỉ tốt cho start up mà còn tốt cho chính họ, làm cho họ sáng tạo hơn và tạo ra không gian mới.

... cho tới nhận định của ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT

Mới đây, ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng Giám đốc FPT đã đăng tải trên trang cá nhân của mình nhận định về đề xuất công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chỉ sau vài tiếng, bài viết tựa đề "TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2: LỢI VÀ THIỆT" đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Mở đầu, ông Đỗ Cao Bảo chỉ ra những lợi ích không thể bàn cãi của tiếng Anh trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, ông nhận ra việc "coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai" chưa hẳn sẽ mang lại kỳ vọng như nhiều người nghĩ.

pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai
Ảnh chụp màn hình phần chia sẻ của ông Đỗ Cao Bảo

Ông chia sẻ: "Việc đề nghị Việt Nam công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 nhận được sự đồng tình của rất nhiều người, bởi lẽ tiếng Anh không chỉ là phương tiện để giao thương, giao lưu quốc tế, mà còn để tiếp cận, tiếp thu và học hỏi khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và văn minh của thế giới.

Khi nghiên cứu nhóm các nước dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, tôi giật mình với một kết quả không mấy lạc quan. Có vẻ như việc coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 không có nhiều ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế, hướng tới một quốc gia giàu mạnh".

pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai

Qua nghiên cứu về tình hình kinh tế của nhóm các nước coi tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai, ông Đỗ Cao Bảo chỉ ra một thực tế rằng "việc dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thực sự không có ý nghĩa nhiều lắm với việc phát triển kinh tế quốc gia".

Cụ thể, Jamaica, Liberia lần lượt là hai nước có tỷ lệ dùng Tiếng Anh cao hơn cả Mỹ, Pháp... nhưng cũng đồng thời là hai quốc gia có tình hình phát triển kinh tế không mấy khả quan, thậm chí nằm trong nhóm các quốc gia nghèo khó nhất trên thế giới. Đặc biệt, nước nghèo nhất thế giới Nam Sudan cũng là quốc gia coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

"Theo thống kê, toàn thế giới có 36 nước dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, trong đó chỉ có 3 nước giàu có (GDP đầu người trên 30.000$), số nước kha khá là 4 (GDP đầu người từ 10.000$ đến 17.000$), số nước nghèo khó là 18 (GDP đầu người dưới 4.000$) và số nước dưới trung bình là 11 (GDP đầu người từ 4.000$ đến 7.600$).

Đấy là tính theo số nước, còn tính theo dân số thì dân số của các nước tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 là quốc gia thất bại nghèo khó lên đến 2,1 tỷ người, chiếm tới 92,6% (trong đó có thể kể đến các cường quốc về dân số India, Pakistan, Bangdalesh, Nigeria, Philippines), dân số các nước dưới trung bình chiếm 3,89%, còn dân số các nước giàu có chỉ có 13,57 triệu người, chiếm có 0,6% mà thôi.

Jamaica là nước có tỷ lệ dùng tiếng Anh lên đến 97,64%, cao hơn cả Mỹ (95,46%), Australia (97%), Netherlands (90%), Canada (86,21%), Thụy Điển (86%), Singapore (83,1%), nhưng GDP trên đầu người chỉ đạt có 5.193$. Liberia là quốc gia có tỷ lệ dùng tiếng Anh lên đến 82,67%, cao hơn Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Phần Lan, Bỉ, Ba Lan..., nhưng lại là một trong những quốc gia nghèo khó nhất thế giới (đứng thứ 173 trên 188 nước). Đặc biệt nước nghèo nhất thế giới, đứng cuối cùng của bảng xếp hạng là Nam Sudan (GDP đầu người chỉ vẻn vẹn có 246$) lại là quốc gia dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

Ba nước dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 giàu có là Singapore, HongKong và Malta thì đều có số dân dưới 7,5 triệu người và tiếng Anh là một đòi hỏi hiển nhiêu, do nhu cầu giao thương quốc tế về thương mại và du lịch (Singapore và HongKong là 2 thương cảng lớn nhất thế giới, trung tâm thương mại lớn của Đông Bắc Á và Đông Nam Á; Malta là quần đảo ở Địa Trung Hải)".

Theo nhận định của ông, tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhưng chưa có tính đại chúng cao, chỉ thực sự có ý nghĩa với một bộ phận nhỏ, trong đó không bao gồm tầng lớp như nông dân, công nhân, tiểu thương... Kèm theo đó, việc coi Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sẽ kéo theo hàng loạt phát sinh khác, đòi hỏi cao về nguồn lực và tiền bạc của xã hội.

Theo ông Bảo: "Không phủ nhận rằng Tiếng Anh và ngoại ngữ là rất quan trọng, nhưng vấn đề là nó chỉ rất quan trọng với một bộ phận nhỏ của xã hội hay rất quan trọng với tất cả người dân Việt Nam.

pho tgd tap doan fpt do cao bao chi ra diem khong ngo ve viec cong nhan tieng anh la ngon ngu thu hai

Nếu coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 có nghĩa rằng phải đầu tư một nguồn lực và tiền bạc rất lớn của toàn xã hội để cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục, từ chương trình, giáo viên, giáo trình đến cơ sở vật chất.

Trong khi thực chất tiếng Anh chỉ rất quan trọng với một bộ phận nhỏ mà không hẳn là rất quan trọng với tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, công nhân, tiểu thương, những tầng lớp chiếm đa số trong xã hội, những tầng lớp ấy cần nhất cho họ là tư duy, cách nghĩ, kỹ năng sống và một nghề nghiệp vững vàng".

Cuối cùng, ông Đỗ Cao Bảo chỉ ra 3 điều mà ngành giáo dục Việt Nam cần phải ưu tiên cải thiện ngay.

Cá nhân ông Bảo cho rằng nếu phải liệt kê các việc cấp bách phải làm của ngành giáo dục Việt Nam thì thứ tự ưu tiên là:

1. Thay đổi triết lý giáo dục theo hướng phát huy tối đa sở trường và đam mê của cá nhân, tức là học rẽ nhánh sớm (từ cấp 2) để học sinh chỉ phải học bắt buộc 1/2, còn 1/2 tập trung học các môn tự chọn theo sở trường và đam mê của cá nhân.

2. Học kỹ năng sống, học gắn với thực tế cuộc sống và thực hành.

3. Thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa) cho tầng lớp doanh nhân và những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Bài viết của ông Bảo khi đăng tải nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tài khoản Facebook Trinh Hoang Le đồng tình: "Qua bạn Cao Bao Đo phân tích tôi thấy đúng lắm. Tiếng Anh cần nhưng không nhất thiết phải thành ngôn ngữ thứ hai".

Trái lại, tài khoản Facebook Hoang Nguyen Ngoc cho rằng: "Tiếng Anh ngày nay còn quan trọng hơn, đó là tiếng nói của Khoa học - Công nghệ - Ngoại thương - Các công ty đa quốc gia - các trường Đại Học Top 10... Chúng ta không nên, và sẽ không thể bỏ qua yếu tố này cho công việc sinh tồn của đất nước. Tôi ủng hộ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam".

Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Theo doanhnhan.vn