Phiên giao dịch ngày 25/5/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 24/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 25/5/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 25/5/2021: Chinh phục đỉnh 1.300 điểm

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 24/5/2021

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Nhà đầu tư có thể xem xét mua và nắm giữ đối với cổ phiếu PTB

Công ty Cổ phần Phú Tài (HOSE – Mã: PTB) ghi nhận doanh thu thuần trong quý quý 1/2021 đạt 1.405 tỷ đồng (+16% YoY) và LNST đạt 103 tỷ (+60% YoY). Như vậy, PTB đã hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và LNST.

Doanh thu Q1/2021 tăng trưởng nhờ đóng góp nhờ mảng gỗ, chiếm 60% tổng doanh thu, tăng trưởng 37% YoY trong khi doanh thu mảng đá, chiếm 21% doanh thu, giảm nhẹ 1% YoY. Tăng trưởng mảng gỗ giúp biên lợi nhuận gộp PTB tiếp tục cải thiện lên mức 22,9%, cao nhất 4 quý. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh còn do chi phí lãi vay giảm 39% YoY. Đáng chú ý, chi phí nhân sự quản lý doanh nghiệp tăng 64% YoY và chi phí bán hàng tăng 40% YoY.

PTB đã nhận các đơn hàng được ký kết đến cuối 2021 và các nhà máy gỗ của PTB đều đang hoạt động gần như tối đa công suất. Do đó, động lực tăng trưởng của PTB trong 2021 sẽ đến từ Dự án Mở rộng Nhà máy Chế biến gỗ Phù Cát, sẽ vận hành giai đoạn 1 và 2 lần lượt trong Q2 và Q3 năm nay. Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu gỗ của PTB là vào thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh lớn với Việt Nam là Ấn Độ, theo đó, trong ngắn hạn, việc bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ có để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam như PTB. Trong dài hạn, chúng tôi ước tính công suất sản xuất gỗ của PTB sẽ mở rộng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2020-2024.

5709-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Đối với mảng bất động sản, PTB kỳ vọng sẽ ghi nhận 90% dự án Phú Tài Residence trong Q3 và Q4/2021, đóng góp doanh thu 628 tỷ và LNTT 103 tỷ đồng. Ngoài ra, liên doanh Phú Tài – Nhơn Tân vừa trở thành nhà đầu tư duy nhất vượt qua vòng đánh giá sơ bộ để trúng thầu dự án Khu đô thị Long Vân 4 tại TP Quy Nhơn, Bình Định, quy mô 32ha với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. PTB cho biết chưa có kế hoạch triển khai dự án này trong 2021, đây sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn của công ty.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PTB đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 9,8x (tương ứng EPS TTM là 8.601 VNĐ), thấp hơn P/E trung bình ngành VLXD là 11,7x.

Mức Stock Rating của PTB ở mức 87 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của PTB đạt mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn với mức mục tiêu ngắn hạn là 95.95. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét MUA và NẮM GIỮ.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi cổ phiếu VTP khi tiếp cận ngưỡng 100.000 đồng/cp

Cổ phiếu VTP (Tổng CTCP Bưu chính Viettel – sàn UpCOM) đang ở trong trạng thái hồi phục trở lại sau khi có giai đoạn giảm trong 4 tháng đầu năm nay. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VTP nằm tại khu vực 88.5-89. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 100, cắt lỗ nếu ngưỡng 86.3 bị xuyên thủng.

5743-vtp
Nguồn: BSC, PTKT Itrade

Công ty chứng khoán Bản Việt - VCSC

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SAB

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SAB) khi chúng tôi kỳ vọng SAB sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực sau năm 2020 nhờ hoạt động kinh doanh phục hồi sau những gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 và Nghị định 100 bên cạnh các kế hoạch cải thiện biên lợi nhuận. SAB đang được định giá khá thấp với P/E năm 2021 là 20 lần - dựa trên dự báo của chúng tôi - so với P/E trượt trung bình trong 4 năm là 28 lần.

Chúng tôi điều chỉnh giảm 4% giá mục tiêu khi giảm 5% tổng lợi nhuận sau thuế cốt lõi giai đoạn 2021-2023 do (1) làn sóng dịch COVID-19 thứ tư gần đây tại Việt Nam bắt đầu vào cuối tháng 4/2021 có thể làm chậm đà phục hồi của tiêu thụ bia trong nước và (2) doanh thu thấp hơn dự kiến của SAB trong quý 1/2021. Những điều chỉnh này được bù đắp một phần bằng việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu của chúng tôi đến giữa năm 2022.

Chúng tôi dự báo doanh thu mảng bia sẽ tăng trở lại 6% trong năm 2021 (so với 10% trong báo cáo trước đó của chúng tôi) từ mức cơ sở thấp, sau đó đạt CAGR 9% trong giai đoạn 2021-2023 nhờ cả sản lượng và giá cả. Ngoài sự phục hồi của ngành, chúng tôi kỳ vọng các sản phẩm mới của SAB - chẳng hạn như "Saigon Chill" (phân khúc phổ thông cao cấp) - sẽ củng cố thị phần của công ty trong trung hạn.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: Thắt chặt Nghị định 100; doanh thu và lợi nhuận thấp hơn dự kiến do cạnh tranh gay gắt; mảng bia trong nước phục hồi thấp hơn dự kiến do sự xuất hiện trở lại của của dịch COVID-19.

Khuyến nghị mua dành cho GVR với giá mục tiêu 30.200 đồng/cp

Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) từ phù hợp thị trường lên mua và nâng giá mục tiêu thêm 4,9% lên 30.200 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời cổ phiếu dự kiến là 20,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,6%.

Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu phản ánh (1) dự báo khả quan hơn của chúng tôi đối với mảng cao su tự nhiên của GVR trong năm 2021 cũng như (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu của chúng tôi đến giữa năm 2022 và tỷ lệ WACC thấp hơn 0,5 điểm %.

Tuy nhiên, giá mục tiêu của chúng tôi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi kéo dài thời gian dự báo của chúng tôi đối với việc bán đất Khu công nghiệp của GVR và các khoản bồi thường do chuyển đổi đất cao su.

Chúng tôi nâng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 lên 6,1%, chủ yếu do dự báo lợi nhuận cao hơn cho mảng cao su tự nhiên và bù đắp một phần bởi dự báo thu nhập từ đền bù năm 2021 thấp hơn của chúng tôi. Trong khi đó, chúng tôi cắt giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tổng cộng 8,7% trong giai đoạn 2022-2025 chủ yếu do việc phê duyệt phát triển khu công nghiệp và chuyển đổi đất chậm hơn dự kiến.

Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2021 là 24 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số là 4,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 7,0%). Dự báo tăng trưởng lợi nhuận của chúng tôi đối với GVR chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh 43% nhờ mảng cao su tự nhiên khả quan, được bù đắp một phần bởi doanh thu tài chính giảm mạnh từ hoạt động thoái vốn.

Chúng tôi tin rằng GVR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất khu công nghiệp ở Việt Nam và giá cao su tự nhiên đang gia tăng.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: Giá cao su tự nhiên giảm; quá trình phê duyệt và phát triển các khu công nghiệp trong tương lai bị trì hoãn.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 25/5/2021: Chinh phục đỉnh 1.300 điểm

Sau ít phút trồi sụt ở đầu phiên sáng, thì trường lấy lại đà tăng nhờ sự trở lại của nhóm cổ phiếu vốn hóa ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 24/5/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như YEG, TCO, D2D, HDC… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Yeah1 (YEG): "Sự cố với YouTube" và cú trượt dài trong hoạt động kinh doanh

CTCP Tập đoàn Yeah1 (Mã: YEG) do ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cùng cộng sự sáng lập năm 2006, thời điểm đó Yeah1 có khoảng ...

Tân An

Tin liên quan