Những mã thuộc nhóm ngân hàng, bất động sản và vật liệu sẽ được VinaCapital lựa chọn năm 2021

Cập nhật: 10:09 | 06/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo mới đây, VinaCapital đã đưa ra những nhận định tổng quan về triển vọng các ngành tại Việt Nam trong đó quỹ tập trung vào ba ngành chính: Ngân hàng, bất động sản và nguyên vật liệu với những cổ phiếu tiềm năng.

0552-nhom
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Lý giải cho quan điểm đầu tư này, quỹ cho biết, các cổ phiếu trong cùng ngành có những sự chênh lệch nhất định, thậm chí một cổ phiếu tốt cũng không thể phản ánh triển vọng của toàn ngành.

Ngân hàng

Năm 2021, VinaCapital kỳ vọng triển vọng tốt hơn cho ngành ngân hàng nhờ tỷ suất lợi nhuận cao hơn (3,68%), phí giao dịch và phí bảo hiểm cao hơn (chiếm 13,4% tổng thu nhập), chi phí tín dụng ổn định (1,69%), tăng trưởng tín dụng (12,8%) do: Một số ngân hàng tất toán sạch nợ nấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm 2020 (như BID, CTG, MSB) và một số ngân hàng đã chủ động trong việc trích lập dự phòng như VCB, TCB.

Theo đánh giá của quỹ, tăng trưởng lợi nhuận ròng của ngành ngân hàng trong 2021 được dự báo sẽ tăng nhanh hơn 14,0% từ mức 9,9% của năm tài chính 2020.

Rủi ro của ngành xoay quanh vấn đề chất lượng tài sản. Khả năng gia hạn Thông tư 01 và việc 40,5% các khoản vay thường được tái cơ cấu thanh toán hoặc miễn lãi (tính đến ngày 21/12/2020) khiến VinaCapital phải cảnh giác về tình trạng nợ xấu và các khoản dự phòng.

Nguyên vật liệu

Sự gia tăng trong chi tiêu cơ sở hạ tầng của chính phủ trong năm 2021 sẽ hỗ trợ cho ngành xây dựng, theo đó thúc đẩy việc sản xuất nguyên vật liệu. Vấn đề chính của ngành sẽ là chi phí đầu vào (giá quặng sắt, giá than luyện cốc và giá thép phế liệu, giá dầu và giá điện).

Việc Trung Quốc tái cơ cấu các ngành công nghiệp thép và xi măng cũng như tốc độ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của toàn cầu và Việt Nam. Việc dỡ bỏ hoặc gia hạn thuế chống bán phá giá cũng là một vấn đề cần xem xét (ví dụ như thuế chống bán phá giá đối với phôi thép và thép dài dự kiến sẽ được xóa bỏ vào năm 2021).

Bất động sản

Trong năm 2020, doanh số bán hàng ngành bất động sản đã giảm 20 - 30% so với mức trước COVID-19. Với môi trường pháp lý nghiêm ngặt và chiến dịch chống tham nhũng dẫn đến các quy định chặt chẽ hơn về quản lý tài sản ở TP. HCM, hoạt động trong ngành bất động sản đã giảm đáng kể trong năm 2020. Tuy nhiên, doanh số cải thiện trong quý IV cùng với giá cả ổn định có thể kéo dài đến năm 2021 do cầu vượt cung.

Trong khi đó, tại Hà Nội, nguồn cung có phần dồi dào, phần lớn đến từ các dự án của Vinhomes. Theo đó, tốc độ triển khai các dự án mới và doanh số bán hàng năm 2021 dự kiến sẽ thấp hơn so với TP. HCM.

VinaCapital kỳ vọng doanh số bất động sản sẽ tăng tới 90% trong năm 2021 với lợi nhuận ròng sẽ tăng cao nhờ lãi suất thế chấp thấp hơn. Tuy nhiên, thu nhập, thất nghiệp, sự chậm trễ trong việc mở bán các dự án là những yếu tố cản trở sự tăng trưởng của toàn ngành.

Giá dầu vực lại Phố Wall

Thị trường chứng khoán Mỹ kết phiên ngày 5/1 với tín hiệu khởi sắc trở lại sau phiên đỏ sàn đầu năm khi nhóm cổ ...

Khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) sắp tạm ứng cổ tức 15% bằng tiền

Ước tính số tiền mà CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP) sẽ phải chi trong lần tạm ứng này là 39 ...

Phiên ngày 5/1: Cổ phiếu bất động sản được mua ròng mạnh, họ "Vin" hút tiền

Giao dịch khối ngoại phiên ngày 5/1 diễn ra khá tích cực khi họ mua ròng gần 520 tỷ đồng trên toàn thị trường với ...

Quân Vương