Nhận định chứng khoán ngày 7/2/2022: Khai xuân tăng điểm

Cập nhật: 14:07 | 06/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, thị trường sẽ tiếp tục tăng trong phiên giao dịch đầu tiên năm Nhâm Dần (7/2/2022).

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến cho phiên giao dịch 7/2/2022.

Tăng điểm

(CTCK Bản Việt - VCSC)

Tín hiệu kỹ thuật trung hạn của VN-Index và VN30 quay trở lại mức tích cực trong khi của các chỉ số còn lại duy trì ở mức trung tính. Trong khi đó, chỉ có duy nhất VN30 có tín hiệu ngắn hạn ở mức tích cực còn tín hiệu VN-Index ở mức trung tính và của các chỉ số còn lại ở mức tiêu cực.

VCSC dự báo trong phiên giao dịch đầu năm mới, thị trường có thể có những nỗ lực tăng điểm, dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi mà chỉ số VN30 đang có khả năng tăng để kiểm định đỉnh cũ ở vùng 1.560 điểm. VN-Index sẽ là chỉ số hưởng lợi trực tiếp từ diễn biến của nhóm VN30, nếu chỉ số này vượt qua kháng cự MA20 tại 1486 điểm thì cũng sẽ có cơ hội tăng để kiểm định lại đỉnh cũ quanh 1.530 điểm.

Trong khi đó, dù lực mua được cải thiện, nhưng chỉ khi các chỉ số VNMidcap, VNSmallcap hay HNX-Index vượt qua được kháng cự MA10 ngày đang nằm khá gần, nhóm cổ phiếu đầu cơ vốn hóa vừa và nhỏ mới có đủ căn cứ kỹ thuật để hồi phục sau chuỗi phiên điều chỉnh giảm mạnh.

3303-ynh-yyp-4
Nhận định chứng khoán ngày 7/2/2022: Khai xuân tăng điểm

Khởi sắc

(CTCK Rồng Việt – VDSC)

Thị trường tuần giao dịch trước nghỉ Tết (từ 24-28/1) nhìn chung trong giai đoạn thăm dò, nhưng vẫn có tín hiệu khởi sắc. Thanh khoản dù thấp hơn trung bình 50 phiên nhưng có động thái gia tăng.

Với diễn biến khá ổn định và có tín hiệu hỗ trợ từ dòng tiền, dự kiến thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc khi bước vào giao dịch năm Nhâm Dần. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp tăng của thị trường sau kỳ nghỉ Tết.

VN-Index tiếp tục hồi phục

(CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm giao dịch Tân Sửu 2021 thành công với mức tăng 32,65% trên chỉ số VN-Index. Đi kèm với đó là thanh khoản tăng mạnh trong năm qua khi các nhà đầu tư cá nhân liên tiếp mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhìn chung thì các nhà đầu tư đã có một năm tương đối tích cực khi gặt hái được thành quả nhờ đà tăng vững chắc của thị trường. Xu hướng tích cực được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm Nhâm Dần 2022 khi nền kinh tế Việt Nam hồi phục từ mức nền thấp của năm trước đó.

Trước mắt sẽ là kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày cũng như những phiên giao dịch sau Tết. Và nếu nhìn lại lịch sử các năm trước đó thì giai đoạn thị trường sau Tết thường sẽ tích cực. Theo thống kê, thị trường đã tăng điểm 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 (chỉ có 2020 là giảm do ảnh hưởng của Covid-19).

SHS dự báo, năm mới Nhâm Dần 2022, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng đến kháng cự tâm lý 1.500 điểm.

Thị trường sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên giao dịch đầu năm mới

(CTCK Asean - Aseansc)

Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng khá nhưng vẫn thấp hơn trung bình 20 phiên. Điểm nhấn thị trường là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán khi thu hút dòng tiền khá tốt, với nhiều mã tăng mạnh, tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư.

Mặc dù xu hướng hiện tại vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên giao dịch đầu năm mới để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1.480 – 1.490 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.500 – 1.510 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Mở rộng thêm nhịp hồi phục

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index tiếp tục có phiên hồi phục nhưng với đà tăng khá dè dặt và diễn biến giằng co về cuối phiên. Trạng thái thị trường vẫn không nhiều thay đổi khi lực cản tại vùng kháng cự gần quanh 1485 (+-5), tương ứng với MA20, tiếp tục gây áp lực lên chỉ số và rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh tại đây vẫn chưa được giải tỏa.

Mặc dù vậy, cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sau đó vẫn đang được đánh giá cao hơn chừng nào VN-Index chưa đánh mất điểm đỡ gần tại quanh 1460 (+-5).

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục kê mua trở lại các vị thế ngắn hạn tại các vùng hỗ trợ gần của các mã mục tiêu.

Mục tiêu test thành công đường MA50

(CTCK BIDV – BSC)

Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm Tân Sửu (28/1/2022), chỉ số VN-Index tăng 8,2 điểm (0,56%) lên 1.478,96 điểm, HNX-Index tăng 5,46 điểm (1,33%) đạt 416,73 điểm, UPCoM-Index tăng 0,96 điểm (0,88%) lên 109,69 điểm.

Kéo chỉ số tăng điểm phiên hôm nay gồm có: VPB (+1,40), FPT (+0,86), TCB (+0,81), TPB (+0,73), EIB (+0,71)… Ngược lại, kéo chỉ số giảm điểm bao gồm: VCB (-2,35), GAS (-1,32), VHM (-0,76), DIG (-0,65), PLX (-0,29)…

Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 19.172 tỷ đồng, tăng 56% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 20.662 tỷ đồng. Biên độ dao động là 20 điểm. Thị trường có 307 mã tăng, 55 mã tham chiếu và 129 mã giảm. Giá trị mua ròng của khối ngoại: 328,61 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm KBC (113,84 tỷ), STB (+90,72 tỷ), VRE (88,47 tỷ). Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với giá trị 10,14 tỷ đồng.

BSC nhận định, trong ngắn hạn VN-Index có thể sẽ tích lũy quanh vùng 1.468-1.478 điểm, và mục tiêu đầu tiên trong năm Nhâm Dần của chỉ số này có lẽ là test thành công đường MA50.

Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt

(CTCK Đông Á - DAS)

Chỉ số VNindex đại diện thị trường chứng khoán duy trì sắc xanh trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch hôm nay, khép lại năm cũ với nhiều hy vọng cho năm mới. Cổ phiếu nhóm xây dựng giảm điểm khi báo cáo lợi nhuận quý 4/2021 thể hiện tác động tiêu cực của dịch bệnh lên tình hình kinh doanh, tuy nhiên nhịp điều chỉnh này có thể mang lại cơ hội cho nhà đầu tư mua giá hợp lý khi Chính phủ triển khai gói kích thích phục hồi kinh tế năm 2022, trong đó triển khai nhiều dự án hạ tầng và xây dựng công trình lớn. Sự chuyển dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt sẽ còn tiếp tục và có thể trở thành xu hướng chủ đạo trong chu kỳ đầu tư mới.

Nhà đầu tư hướng đến đầu tư trung dài hạn, quan tâm nhóm cổ phiếu hưởng lợi phục hồi do kinh tế mở cửa lại như ngành hàng không, bán lẻ. cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu khu công nghiệp.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Không trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?

Theo các chuyên gia, với mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số trong hai năm gần đây, cổ phiếu ngân hàng vẫn được coi ...

Ra Tết nên đầu tư “vào đâu”, “thế nào” mới hiệu quả?

Các chuyên gia chia sẻ quan điểm về nhóm ngành tiềm năng trong năm 2022 và cách thức đầu tư hiệu quả nhất cho các ...

Chứng khoán tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn cho năm 2022

Tại những nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với chính sách tài khóa và tiền tệ khác biệt so với ...

Thu Thủy

Tin liên quan