Không trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?

Cập nhật: 10:21 | 05/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo các chuyên gia, với mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số trong hai năm gần đây, cổ phiếu ngân hàng vẫn được coi là lựa chọn an toàn để nắm giữ và sinh lời.

Dòng tiền liên tục tìm đến cổ phiếu "vua" khi nhóm BĐS đầu cơ hạ nhiệt

Thị trường chứng khoán lúc này vẫn hướng nhiều sự quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng, một nhóm được nhìn nhận là sẽ gánh vác thị trường trong thời gian tới khi mà dòng bất động sản đã điều chỉnh.

Đây cũng là nhóm tăng mạnh nhất trong tháng đầu năm với tỷ lệ 10,51%. Cùng với sự gia tăng về chỉ số giá, tỷ trọng giá trị giao dịch cũng tăng từ 12,63% tháng 12/2020 lên 17,98% vào tháng 1. Thống kê tỷ trọng giá trị giao dịch theo ngành cấp 2 trong 10 tháng liên tiếp đã chỉ ra, dòng tiền tại nhóm cổ phiếu nhà băng đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp.

Chỉ số dòng tiền của FiinTrade cho thấy dòng tiền vào nhóm cổ phiếu "vua" so với chính nó đang ở mức trung bình 1 năm. Tuy nhiên, chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường đã ở mức cao nhất trong năm. Điều này cho thấy xu hướng dòng tiền vào ngành ngân hàng nói chung mạnh hơn thị trường và là lực đỡ giá của ngành.

1314-picture1
Tỷ trọng giá trị giao dịch theo ngành cấp 2 trong 10 tháng liên tiếp. (Nguồn: FiinTrade)

Không được trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu ngân hàng còn nhiều hấp dẫn?

Gần đây Ngân hàng Nhà nước đã thông tin năm nay các ngân hàng thương mại không được trả cổ tức bằng tiền mặt để dành nguồn vốn giảm lãi suất khi cần thiết để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cộng thêm rủi ro nợ xấu tiềm ẩn do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu năm 2022 cổ phiếu "vua" có còn nhiều hấp dẫn với nhà đầu tư?

Theo chia sẻ của anh Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán, tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng quan trọng nhiều hơn so với việc nhận cổ tức.

"Những nhà đầu tư có quan điểm như tôi thường là đầu tư dài hạn. Nếu bạn nắm giữ cổ phiếu TCB trong khoảng 20 năm trở lại đây thì mức lãi trên tài khoản đã lên tới 1.200 – 1.300%", anh Dũng cho hay.

Quả thật, cổ đông ngân hàng đã quen với việc không được trả cổ tức, nếu có chỉ là ở một số ít ngân hàng thương mại quốc doanh như Vietcombank, VietinBank hay BIDV. Còn các ngân hàng thương mại khác trong hai năm trở lại đây đều không trả cổ tức bằng tiền mặt để dành nguồn lực củng cố sức mạnh tài chính.

Một số ngân hàng như TPBank hay VPBank đã lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu để vừa tuân thủ đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước lại vừa đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.

Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường của Trung tâm nghiên cứu KB Securities, khi các ngân hàng giữ lại lợi nhuận thì họ có nguồn lực để tăng vốn tự có, từ đó tăng bước đệm về an toàn vốn. Đặc biệt trong bối cảnh rủi ro nợ xấu sẽ quay trở lại trong năm 2022 do tác động của dịch COVID-19, các ngân hàng cũng cần củng cố bộ đệm về vốn để cải thiện các chỉ tiêu về an toàn tài chính.

Trước nguy cơ tiềm ẩn về nợ xấu do ảnh hưởng của dịch bệnh, các ngân hàng đã có sự chuẩn bị. Theo Dragon Capital, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua, lên 130% vào năm 2021. Ngoài ra, bản thân nhiều ngân hàng cũng đang cải thiện tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel III của Ngân hàng toàn cầu, vì thế nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có những yếu tố cơ bản đủ hấp dẫn.

Còn với góc nhìn của ông Nguyễn Minh Hoàng, Chuyên viên phân tích của CTCP Chứng khoán Nhất Việt, nhóm ngân hàng đã điều chỉnh từ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2021 đến nay và nhìn chung các mã trong ngành đã có mức chiết khấu bình quân từ 25 – 30%.

Về mặt kỹ thuật dòng tiền đã bắt đầu chảy vào nhóm ngân hàng. Trong bối cảnh các cổ phiếu bất động sản midcap và các mã đầu cơ tăng nóng sau đó giảm mạnh, nhà đầu tư sẽ có tâm lý dịch chuyển đầu tư nhiều hơn sang nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Theo phân tích của Dragon Capital năm 2022 hội tụ đầy đủ các yếu tố tích cực cho nhóm ngành ngân hàng, bao gồm khả năng tăng trưởng tín dụng trên 15%, nợ xấu có khả năng sẽ giảm rất mạnh, lợi nhuận dược dự báo tăng trưởng vượt mức 30%, kèm theo các thông tin hỗ trợ như bán vốn chiến lược, lợi nhuận đột biến, thậm chí một số ngân hàng có ý định nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó với mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số trong hai năm gần đây, theo các chuyên gia, cổ phiếu ngân hàng vẫn được coi là lựa chọn an toàn để nắm giữ và sinh lời.

"Lùa gà": Nhận diện thủ thuật và cách phòng tránh trong đầu tư chứng khoán 2022

Thông qua những lời quảng cáo đường mật, bánh vẽ về lợi nhuận khủng, làm giàu nhanh trên thị trường chứng khoán, những nhà đầu ...

Nhà đầu tư tháng giáp Tết: Người được thưởng lợi nhuận khủng 50 – 120%, người mết Tết vì đu đỉnh

Trong một tháng trước Tết Nhâm Dần, nhiều cổ phiếu mang lại lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng không ít mã khiến nhà đầu tư ...

10 sự kiện tiêu biểu của ngành Chứng khoán Việt Nam năm 2021

Cổng Thông tin điện tử UBCKNN công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Chứng khoán Việt Nam năm 2021 được lựa chọn dựa ...

Thu Thảo

Doanh Nghiệp Niêm Yết

Tin liên quan