Nhận định chứng khoán ngày 28/2/2022: VN-Index quay đầu giảm điểm?

Cập nhật: 15:30 | 27/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Các chỉ báo kỹ thuật duy trì ở mức trung tính, diễn biến giằng co với biên độ rộng còn có thể tiếp tục diễn ra khi thông tin từ quốc tế vẫn là yếu tố tác động mạnh lên tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Theo nhận định, áp lực bán có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm.

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến cho phiên giao dịch 28/2/2022.

VN-Index quay đầu giảm điểm

(CTCK Asean - Aseansc)

Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản giảm khá, và áp lực bán gia tăng về cuối phiên. Trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí đã quay đầu giảm giá sau giai đoạn tăng “nóng”. Chúng tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn có thể trở nên tiêu cực hơn nếu vùng hỗ trợ 1.485 – 1.490 điểm, bao gồm các đường trung bình động MA20 ngày và MA50 ngày, bị phá vỡ.

Dự báo trong phiên giao dịch tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.500 – 1.505 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.490 – 1.495 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.485 – 1.490 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

1537-xu-hyyng-tyng
Ảnh minh họa

Ẩn chứa những rủi ro bất ngờ

(CTCK Mirae Asset - MASVN)

Liên tiếp trong 2 tuần gần nhất, VN-Index đã duy trì trạng thái biến động nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới có phần hoảng loạn bởi lo ngại chiến tranh. Dù có tính ổn định cao trong thời gian gần đây nhưng Mirae Asset đánh giá thị trường chung đang trong giai đoạn biến động, ẩn chứa những rủi ro bất ngờ. Xu hướng ngắn hạn có thể xấu đi nhanh chóng chỉ sau vài phiên biến động mạnh. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -2 (Trung tính). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 17.00 lần.

Giải ngân với tỷ trọng nhỏ

(CTCK Vietcombank - VCBS)

Lực cung chốt lời ngắn hạn vẫn là khá lớn quanh vùng 1.520 điểm khiến cho chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy đi ngang quanh mốc 1.500 điểm kể từ đầu tháng đến hiện tại. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine cũng làm dấy lên quan ngại về triển vọng thị trường trong ngắn hạn. Lực cầu bắt đáy trong tuần 21-25/02 tuy vẫn có nhưng là không đủ để khiến VN-Index đi ngược lại xu hướng chung trên thế giới.

VCBS kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn - vốn đã có mức giá chiết khấu khá sâu sau tuần vừa rồi. Với diễn biến như vậy, nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu “trụ” dẫn dắt thị trường, trong khi đó nhà đầu tư trung - dài hạn vẫn nên chờ đợi thời điểm mặt bằng giá thị trường ổn định hơn rồi mới nên cân nhắc tiến hành giải ngân.

Duy trì trạng thái vận động giằng co

(CTCK Phú Hưng - PHS)

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng lên trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực bán đang có phần áp đảo. Không những vậy, chỉ số cũng không giữ được đóng cửa trên MA5, cùng với đường RSI suy yếu về vùng 56 và đường –DI có tín hiệu nới rộng khoảng cách lên phía trên so với +DI, cho thấy sức ép điều chỉnh đang quay trở lại.

Tuy nhiên, khi quan sát kỹ tín hiệu tổng quát, PHS nhận thấy phiên giảm với nến rút chân bóng dưới dài, cùng với các đường MA20 và 50 vẫn ở trạng thái hội tụ phẳng, cho thấy kịch bản chỉ số vận động giằng co trong biên độ hẹp vẫn chưa thay đổi, với hỗ trợ quanh vùng 1.470- 1.480 điểm và kháng cự quanh 1.520-1.530 điểm (đỉnh cũ tháng 1/2022). Do đó, vùng hỗ trợ biên dưới đang đóng vai trò quan trọng cần theo dõi trước khi có quyết định thay đổi tỷ trọng danh mục.

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự. Mặc dù, chỉ số có phiên giảm điểm trở lại sau khi không thể vượt qua được MA50, nhưng vẫn giữ được đóng cửa trên MA20, cho thấy phiên giảm mới dừng lại ở tín hiệu rung lắc. Chỉ số có thể tiếp tục điều chỉnh về lại vùng 423 điểm (MA20) trước khi thể hiện xu hướng ngắn hạn rõ ràng hơn.

Nhìn chung, thị trường vẫn duy trì trạng thái vận động giằng co trong biên độ. Do đó, nhà đầu tư nên giữ danh mục ở mức cân bằng, với ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu có cơ bản tốt, kỳ vọng kinh doanh 2022 khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

BSC gọi tên 3 nhóm cổ phiếu được hưởng lợi giữa căng thẳng Nga – Ukraine

BSC nhận định diễn biến căng thăng leo thang giữa Nga và Ukraine sẽ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa trên thế ...

UBCKNN lưu ý một số nội dung liên quan đến Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Công ty đại chúng

Ngày 23/02/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Công văn số 913/UBCK-GSĐC về việc lưu ý một số nội dung liên quan ...

ABCS: VND, NLG, VCG, DXG, CEO lọt rổ ETF trong kỳ cơ cấu quý I/2022

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán ACB (ABCS) đưa ra dự báo kết quả của kỳ rà soát và tái cơ cấu danh mục ...

Thu Thủy

Tin liên quan