Nghề môi giới bất động sản (P2): Những kỹ năng cần có

Cập nhật: 05:00 | 27/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Kiến thức luôn là nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp nhưng đồng hành với kiến thức còn có kỹ năng. Vậy nghề môi giới bất động sản cần những kỹ năng gì?  

nghe moi gioi bat dong san p2 nhung ky nang can co Những bước dạy trẻ quản lý tiền từ nhỏ (P2)
nghe moi gioi bat dong san p2 nhung ky nang can co Những bước dạy trẻ quản lý tiền từ nhỏ (P1)
nghe moi gioi bat dong san p2 nhung ky nang can co Những triết lý dạy con “gây dậy sóng” dư luận của nữ doanh nhân Đoàn Thu Thủy

Dưới đây là những kỹ năng cần có của nghề môi giới bất động sản.

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất của con người. Chúng ta giao tiếp hay truyền thông tin bằng lời nói hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi và việc giao tiếp tốt thúc đẩy rất tốt hiệu quả công việc. Trong lĩnh vực môi giới bất động sản kỹ năng giao tiếp tốt mang đến cho bạn một lợi thế trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng cũng như việc thuyết phụ họ trong việc ra quyết định.

Kỹ năng giao tiếp quan trọng đến mức mà chính con người chúng ta đẩy kỹ năng này lên thành một nghệ thuật. Chúng ta vẫn thường nghe câu Nghệ thuật giao tiếp trong cuộc sống hay Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh. Nếu xem giao tiếp là một môn nghệ thuật thì bạn nên trở thành một nghệ sỹ trong việc này. Và đây được xem là bước đi quan trọng trong việc trở thành nhà môi giới thành công của bạn.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống hay công việc không phải lúc nào công việc cũng chuyển động theo ý của bạn. Khi cùng tham gia vào một sự việc thì mỗi người tham gia trên quan điểm cá nhân đều có ý kiến rất khác nhau về mỗi sự việc. Hoặc trạng thái của sự việc làm bạn cảm thấy không ổn. Đây chính là lúc bạn cần vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa sự việc không theo kế hoạch về đúng lộ trình mà bạn đã định.

nghe moi gioi bat dong san p2 nhung ky nang can co
Những kỹ năng cần có của nghề môi giới bất động sản

Để thành thạo kỹ năng này bạn phải có kiến thức, sự hiểu biết về nghề. Điều quan trọng không kém là bạn phải nhìn vào đúng bản chất của sự việc. Có khả năng phân định rõ đúng sai của sự việc. Nếu bạn nhìn thấy mình sai hoặc mình hiểu sai sự việc thì cần rút kinh nghiệm và tránh tư duy bảo thủ. Chỉ có khi nhìn đúng bản chất sự việc, nhìn đúng bản chất vấn đề bạn mới có khả năng tìm được cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

3. Kỹ năng làm việc nhóm

Đôi khi trong hoạt động môi giới bất động sản để có sự hỗ trợ tốt bạn cần phải có đồng đội. Đồng đội hay những người làm cùng bạn sẽ tạo thành một nhóm làm việc. Bạn phải biết vận dụng sức mạnh của từng người trong nhóm đặc biệt nếu bạn là trưởng nhóm (Team Leader) thì kỹ năng này lại càng cần phải rèn luyện. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn làm việc hiểu quả hơn nhất là một công việc lớn cần sự phối hợp công việc của mỗi người.

Điều quan trọng trong kỹ năng làm việc nhóm là tạo ra được sự thân thiện, đoàn kết, sự chia sẻ… đây là mấu chốt thành công trong việc làm việc nhóm liên quan đến nghề môi giới.

4. Kỹ năng làm việc độc lập

Ngược lại với hoàn cảnh làm việc nhóm. Trong không ít trường hợp bạn phải hoạt động độc lập trong một đống hỗn độn của công việc. Nếu thiếu kỹ năng này bạn sẽ hoa mắt và đi vào bế tắc của sự u mê. Kỹ năng làm việc độc lập cần sự phân định rõ từng vấn đề. Đầu tiên bạn phải phân định được việc gì là quan trọng nhất hay cần gấp và sắp xếp công việc theo thứ tự quan trọng nhất và giảm dần thứ tự ưu tiên. Khi phân định được việc này rồi thì hãy thật vững tâm để giải quyết từng công việc một.

Tôi nhận ra rằng khi trau rồi kỹ năng làm việc độc lập sẽ giúp bạn hoàn thiện năng lực của bạn lên đáng kể. Vì đôi lúc trong công việc nhóm có được sự trợ giúp của đồng đội làm bạn thiếu sự quyết tâm hay rơi vào trạng thái dựa dẫm về cảm xúc và tinh thần. Hãy suy nghĩ độc lập và hành động độc lập nếu bạn cần phải làm thế. Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ mình trong công việc. Đừng thiếu quyết đoán kể cả bạn có ít hy vọng nhất.

5. Kỹ năng phân tích sản phẩm bất động sản

Nhu cầu sở hữu bất động sản của mỗi người là khác nhau, có người muốn mua để cho thuê, có người muốn mua để ở, có người muốn mua để đầu tư sinh lời, nhưng cũng có những người muốn mua chỉ để thoả mãn cảm xúc cá nhân mà thôi. Vì vậy, người môi giới bất động sản nhất thiết phải biết phân tích sản phẩm của mình đáp ứng được chính xác nhất cho nhóm đối tượng nào. Đây chính là kỹ năng căn bản để bạn bắt đầu quy trình bán, chính vì điều này, các chủ sàn thường phải “đè” các bạn ra để đào tạo về sản phẩm.

6. Kỹ năng phân tích đôi tượng khách hàng

Sau khi bạn đã biết chính xác đối tượng khách hàng của bạn là ai, thì trách nhiệm của bạn là phải tìm ra nơi họ thường đến, nơi có thông tin của họ, trang mạng mà họ hay truy cập, sở thích và lo sợ của họ… Từ đó bạn mới có thể tiếp cận họ một cách “nhẹ nhàng” và hiệu quả.

7. Kỹ năng Telesale

“Xin lỗi, tôi bận”, đó là câu trả lời mà các bạn trong nghề môi giới thường xuyên gặp phải, mặc dù không muốn nghe. Vậy nên, phương pháp xây dựng nội dung tiếp cận, và kỹ năng tiếp cận khách hàng là cả một nghệ thuật. Đây là bước mà các bạn nhân viên môi giới bất động sản thường xuyên thất bại. Sau bước này, có tới 50% saler nghĩ tới chuyện bỏ nghề, nếu vượt qua, họ tiếp tục đối mặt với khách hàng trong vòng tiếp theo.

8. Kỹ năng tư vấn

Làm thế nào để khách hàng nhận ra rằng, đây mới là căn nhà mơ ước của mình, đây mới là sản phẩm sinh lời của mình, hay đây mới là căn nhà cho thuê hiệu quả? Điều đó, phụ thuộc hoàn toàn vào sự lắng nghe và phân tích tâm lý, nhu cầu khách hàng của bạn. Đến vòng này, có tới 10% saler thất bại và bỏ nghề. Nếu bạn vượt qua vòng này, thì vòng làm cho khách hàng ra quyết định sẽ là thử thách tiếp theo của bạn.

9. Kỹ năng chốt sale

Người đi mua luôn đau khổ hơn người bán, nhưng bạn thường nghĩ ngược lại, điều này khiến bạn mất bình tĩnh và dồn người mua bằng phương thức “chèo kéo”. Hãy làm cho khách hàng ra quyết định bằng chính niềm tin và cảm xúc của họ, đó là cả một nghệ thuật. Vòng này, có tới 25% bỏ cuộc, vì gặp khách nhiều mà chốt chẳng được bao nhiêu. Thoát được vòng này, bạn gần như là người chiến thắng, vì khách hàng đã xuống “cọc”.

10. Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Bạn nên nhớ, khách hàng xuống cọc, chưa đồng nghĩa với việc đã kết thúc bán hàng. Bạn phải tiếp tục chăm sóc, chia sẻ lo lắng cùng khách hàng một cách kịp thời để hoàn tất công đoạn mua bán.

11. Kỹ năng quản trị tệp khách hàng

Tài sản lớn nhất của những người làm nghề lâu năm, chính là họ sở hữu tệp khách hàng đã từng giao dịch với họ và hạnh phúc sau giao dịch. Họ sẽ yên tâm giao dịch với bạn lần tiếp theo, hoặc giới thiệu khách hàng cho bạn. Vậy nên, hãy quản trị và khai thác tốt tệp khách hàng mà bạn có.

12. Kỹ năng thuyết phục khách hàng và đàm phán

Đây có thể xem là kỹ năng tối quan trọng đối với nghề bán hàng nói chung và nghề môi giới nói riêng. Dù bạn nói chuyện với khách hàng giỏi đến mấy, làm họ hài lòng đi bao nhiêu nhưng bạn không thuyết phục được khách hàng mua hàng thì hiệu quả cuối cùng của bạn vẫn chỉ là con số không. Bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình tư vấn mua bán biệt thự tôi muốn gộp hai kỹ năng thuyết phục khách hàng và kỹ năng đàm phán vào cùng một mục vì trong nghề môi giới bất động sản hai kỹ năng này rất khó tách rời nhau.

Bất động sản luôn là tài sản lớn. Để kết thúc được một thương vụ thì việc thuyết phục và đàm phán phải trải qua rất nhiều hình thái từ việc thuyết phục hay đàm phán trực tiếp, qua điện thoại, qua email… Bạn chỉ có thể chốt được khách hàng mua bất động sản của bạn nhanh khi bạn thực sự làm chủ được kỹ năng này. Vì vậy hãy rèn luyện việc này hàng ngày. Tôi tin rằng bạn sẽ thành công khi bạn đã làm chủ được kỹ năng thuyết phục và đàm phán.

13. Hãy là nhà môi giới chuyên nghiệp và kiên định

Một người mới bước chân vào nghề, thường phải mất 3 tháng mới có thành quả đầu tiên, mất hàng năm, thậm chí vài năm mới có được tệp khách hàng để khai thác. Nhưng thực tế, các bạn trẻ không sẵn sàng đón nhận quy luật tất yếu này, họ kỳ vọng, rồi thất vọng, rồi trễ giờ, rồi mệt mỏi, rồi bỏ cuộc. Có đến 10% số nhân viên đã có kết quả bán hàng, nhưng họ vẫn bỏ cuộc, do chu kỳ thành công kéo dài khiến họ không đủ kiên trì.

Nguyễn Sinh