HNG, HBC chắc suất về UPCoM, vì sao HVN của Vietnam Airlines được ở lại HOSE?

Cập nhật: 09:04 | 09/08/2024 Theo dõi KTCK trên

Dù Vietnam Airlines đã ghi nhận thua lỗ 4 năm liên tiếp, song cổ phiếu HVN vẫn ở lại sàn HOSE mà chỉ phải chịu diện hạn chế giao dịch...

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN), Xây dựng Hòa Bình (HBC), HAGL Agrico (HNG) đều nằm trong danh sách cảnh báo hủy niêm yết được HoSE công bố hồi đầu năm. Lý do là bởi theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Tuy nhiên, cho tới tháng 7 vừa qua, HoSE mới chỉ "thi hành án" đối với HBCHNG. Hai công ty này cũng đã lên kế hoạch đưa cổ phiếu về giao dịch trên UPCoM.

Điều này khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi thắc mắc về trường hợp còn lại, dù đã ghi nhận thua lỗ 4 năm liên tiếp, song vẫn đang được giao dịch trên HOSE là cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines.

Cụ thể, số lỗ sau thuế năm 2020 là 11.178 tỷ đồng, năm 2021 là 13.279 tỷ đồng, năm 2022 là 11.223 tỷ đồng, và năm 2023 là 5.632 tỷ đồng. Đồng thời, tại thời điểm ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty âm 17.026 tỷ đồng.

Theo quy định, 2,2 tỷ cổ phiếu HVN có thể rơi vào diện bị hủy niêm yết. Song, cổ phiếu HVN chỉ nằm trong diện hạn chế giao dịch trên HOSE, nhà đầu tư được giao dịch cổ phiếu này vào các phiên buổi chiều.

HNG, HBC chắc suất về UPCoM, vì sao HVN của Vietnam Airlines được ở lại HOSE?

Vietnam Airlines là trường hợp đặc biệt?

Trả lời về khả năng cổ phiếu HVN có thể bị hủy niêm yết, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng của Vietnam Airlines cho biết, tình huống của Vietnam Airlines rất đặc biệt. Trước khi Covid-19 xảy ra, Vietnam Airlines là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về vốn hóa lớn trên sàn HoSE, có tài chính lành mạnh. Yếu tố ảnh hưởng khách quan là đại dịch ập đến khiến nhiều hãng hàng không trên thế giới lao đao, không chỉ riêng Vietnam Airlines.

Ông Hiền khẳng định Công ty đang có nhiều giải pháp để khắc phục hậu quả của Covid-19. Từ năm 2024 trở đi, Công ty có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức sản xuất kinh doanh mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng hủy niêm yết của HVN.

Hồi đầu năm 2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Theo dự thảo sửa đổi và bổ sung mới công bố, Điều 120 trong Nghị định quy định về cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc đã được bổ sung điều Khoản 7, quy định "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định".

Điều khoản dự thảo bổ sung này có thể đã giúp cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục duy trì niêm yết trên sàn HOSE.

Vietnam Airlines đang từng bước cải thiện kết quả kinh doanh?

Thời gian gần đây đã có một số thông tin tích cực đến với Vietnam Airlines. Cụ thể, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 42/2024/TT-NHNN về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 5/4/2021 của Thống đốc NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thông tư mới được sửa đổi thành Khoản tái cấp vốn được gia hạn tự động 5 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 6 năm.

Đây được xem là động thái giúp Vietnam Airlines giảm bớt áp lực về dòng tiền liên quan tới các khoản vay tái cấp vốn đến hạn thanh toán trong năm nay.

Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines đang xuất hiện nhiều gam màu sáng sau thời kỳ khó khăn. BCTC quý 2/2024 mới công bố cho biết, HVN ghi nhận doanh thu 24.858 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, doanh nghiệp này lãi gộp 2.713 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, trong quý 2/2024 Vietnam Airlines ghi nhận khoản lợi nhuận khác hơn 900 tỷ đồng. Khoản mục này của công ty có nhờ việc được xóa nợ. Kết quả, hãng hàng không này mang về 1.146 tỷ đồng lãi trước thuế, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.300 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 934 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ.

HNG, HBC chắc suất về UPCoM, vì sao HVN của Vietnam Airlines được ở lại HOSE?
Quý 2/2024, Vietnam Airlines mang về 1.146 tỷ đồng lãi trước thuế, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.300 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng, Vietnam Airlines ghi nhận tổng doanh thu 53.126 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 5.258 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1.500 tỷ đồng.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức vào ngày 16/7, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Vietnam Airlines ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất của hãng hàng không này trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 4.600 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trên thực tế của hãng bay nay vượt xa so với những gì mà lãnh đạo ước tính.

Tại thời điểm 30/6, Vietnam Airlines vẫn còn lỗ lũy kế 35.812 tỷ đồng. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của công ty âm 11.533 tỷ đồng. Nợ vay tài chính của doanh nghiệp này ở mức hơn 23.300 tỷ đồng.

Tổng tài sản của hãng bay đạt 57.791 tỷ đồng, không có nhiều thay đổi so với đầu năm. Trong đó, chiếm hơn một nửa là khoản tài sản cố định, ở mức hơn 32.000 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 7.646 tỷ đồng.

Nhiều cái tên quen thuộc nằm sàn, chứng khoán cuối tuần mất mốc 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần chứng kiến hàng loạt cổ phiếu "quen mặt" nằm sàn, chỉ số chính VN-Index đánh mất mốc 1.270 ...

Chuỗi ngày đáng quên với cổ đông Vietnam Airlines (HVN)

Tiếp tục là một phiên giao dịch "đáng quên" với cổ đông của Vietnam Airlines khi cổ phiếu HVN nằm sàn phiên 22/7, đánh dấu ...

Vietnam Airlines lãi lớn nhờ được xóa nợ, tổng nợ phải trả vẫn xấp xỉ 70.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines ghi nhận đạt 1.146 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2024, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.272 tỷ đồng. Lợi ...

Lưu Lâm

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm