Giá thép hôm nay 10/3/2021: Tiếp tục giảm mạnh

Cập nhật: 10:38 | 10/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 100 nhân dân tệ xuống mốc 4.612 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h0 (giờ Việt Nam).

Giá gas hôm nay 10/3/2021: Giá khí đốt trượt dốc dài

Giá hồ tiêu tháng 2/2021: Việt Nam chiếm 59% thị phần xuất khẩu toàn cầu

Giá lăn bánh xe VinFast Lux SA2.0 ngày 10/3/2021: Ưu đãi bảo hành 5 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/3, giá quặng sắt kỳ hạn chuẩn của châu Á giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua. Nguyên nhân là do các hạn chế chống ô nhiễm ở thành phố Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.

Hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã giảm 4% xuống còn 1.100 nhân dân tệ/tấn (tương đương 168,43 USD/tấn). Đây là mức giao dịch thấp nhất theo ghi nhận kể từ ngày 24/2.

3654-giathep103
Giá thép hôm nay tiếp tục giảm trên sàn Thượng Hải

Tương tự, hợp đồng quặng sắt SZZFJ1 giao tháng 3/2021 trên Sàn giao dịch Singapore cũng giảm đến 3,2%, điều chỉnh xuống mốc thấp nhất kể từ ngày 25/2 là 162,10 USD/tấn.

Trước đó, Công ty tư vấn SteelHome, giá quặng sắt giao ngay của Trung Quốc đã tăng lên 176 USD/tấn vào ngày 8/3 từ mức 175,50 USD/tấn vào ngày 5/3.

Các mặt hàng khác trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng có xu hướng đi xuống trong cùng thời điểm khảo sát. Theo đó, giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 giảm 0,5% và giá thép không gỉ SHSScv1 giảm 1,2%.

Trên Sàn Giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá than luyện cốc DJMcv1 và than cốc DCJcv1 cũng lần lượt giảm 1,4% và 2% so với giao dịch trước đó, Reuters đưa tin.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,3% và tăng 0,1% trên sàn Singapore, song giảm so với đầu phiên giao dịch do tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận của 247 nhà máy thép Trung Quốc tăng 4,33% so với tuần trước đó và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm ngoái, nhà phân tích Sinosteel cho biết.

Năm 2021, ngành thép Việt Nam tiếp tục nhiều cơ hội để bứt phá

Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020 do tác động của dịch Covid-19, gần 50% số doanh nghiệp thuộc VSA có doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong quý I và II.

Nhận định về tiềm năng xuất khẩu thép năm 2021, các chuyên gia dự báo rằng nhu cầu thép trong năm 2021 sẽ tăng từ 3% đến 5% so với năm 2020 cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia.

Theo Chứng khoán BSC, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm.

Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam cũng phải đối mặt với trở ngại khi có thêm 5 quốc gia đang thực hiện điều tra chống bán phá giá lên sản phẩm tôn mạ và ống thép Việt Nam, trong đó có 2 quốc gia trong khu vực thị trường chính Đông Nam Á là Malaysia và Philippines.

Linh Linh