Dòng tiền ổn định, cổ phiếu APH tiếp tục leo dốc

Cập nhật: 09:47 | 19/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Với 13/16 phiên tăng điểm kể từ khi chào sàn (trong đó có 4 phiên trần), cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) trở thành một trong những mã tăng trưởng bền bỉ và ổn định trên HOSE tính từ đầu tháng 8/2020.

An Phát Holdings hồi sinh khu công nghiệp 46 ha bỏ hoang tại Hải ...

Trái với xu hướng điều chỉnh của thị trường trong phiên giao dịch ngày 18/8, cổ phiếu APH của An Phát Holdings đã đảo chiều thành công (sau phiên trước đó giảm hơn 3%) tại mốc 70.000 đồng (+2,9%) với thanh khoản đạt hơn 415.000 cổ phiếu được khớp lệnh.

Tính ra so với mức giá chào sàn 41.500 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 7, thị giá cổ phiếu APH hiện đã tăng 69% sau hơn nửa tháng. Tại mức giá này, vốn hóa An Phát Holdings lên tới gần 9.300 tỷ đồng và là một trong những thương vụ lên sàn có quy mô lớn nhất từ đầu năm tới nay.

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 19/8/2020, mã tiếp tục giao dịch hứng khởi với đà tăng hơn 3% qua đó mỗi cổ phiếu được tích lũy thêm hơn 2.xxx đồng; khớp tại thời điểm 9h50 đạt gần 170.000 đơn vị.

5652-ap
Cổ phiếu APH tiếp tục leo dốc nửa đầu phiên sáng ngày 19/8

Việc An Phát Holdings thu hút dòng tiền khá tốt từ khi lên sàn chứng khoán đến từ kỳ vọng của giới đầu tư về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực như sản phẩm tự hủy, bao bì, nhựa kỹ thuật, khu công nghiệp…

Với mảng bao bì truyền thống, nhà máy APH có công suất thiết kế 108.000 tấn/năm, năm 2019 sản lượng bao bì của APH đạt hơn 94.000 tấn/năm, như vậy sản lượng tối đa của APH còn có thể tăng thêm khoảng 14 -15%. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu của công ty sẽ dịch chuyển dần sang thị trường Mỹ, Nhật Bản.

Sản phẩm tự hủy là động lực tăng trưởng trong tương lai của APH. Mục tiêu doanh thu sản phẩm tự hủy của APH chiếm khoảng 50% doanh thu bao bì trong 5 năm tới.

Trước đó trong năm 2019, APH đã mua lại công nghệ sản xuất nguyên liệu PBAT và trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ sản xuất nguyên liệu tự hủy sinh học. Với việc làm chủ công nghệ sản xuất nguyên liệu, biên lợi nhuận gộp sản phẩm tự hủy của APH được kỳ vọng sẽ cải thiện sau khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động.

Với sản phẩm nhựa kỹ thuật, đây là mảnh đất còn nhiều dư địa tăng trưởng nhờ vào xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty FDI sang Việt Nam cũng như tăng tỷ lệ nội địa hóa của các hãng sản xuất ô tô và điện thoại tại Việt Nam.

Được biết trong năm 2020, An Phát Holdings dự lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng và dự kiến chia làm 3 đợt phát hành cổ phiếu. Đợt phát hành 4,3 triệu cổ phần này là đợt đầu tiên trong kế hoạch tăng vốn của An Phát Holdings trong năm 2020. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng có kế hoạch huy động tối đa 800 tỷ đồng qua kênh trái phiếu làm nguồn vốn cho các dự án.

Về kết quả hoạt động doanh nghiệp, sau 6 tháng đầu năm, APH ghi nhận doanh thu hợp nhất 3.837 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 108 tỷ đồng.

Năm 2020, APH đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 650 tỷ đồng và cổ tức 10%.

Công ty con của Sabeco sắp trả cổ tức lên tới 34.760 đồng/cp

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) là công ty mẹ nắm 90% cổ phần của CTCP ...

Điểm tin giao dịch cổ phiếu mới nhất ngày 19/8

Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như CMS, PNJ, HDA, QNS,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Cổ phiếu TLD tăng 220% bằng cách nào?

Từ mức giá 4.500 đồng trong giai đoạn cuối tháng 4, cổ phiếu TLD của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị ...

Đức Hậu