Dòng tiền kém sắc, đã đến lúc đầu tư cổ phiếu phòng thủ?

Cập nhật: 15:33 | 17/07/2020 Theo dõi KTCK trên

VN-Index đã giảm từ đỉnh 900 điểm ngày 10/6 khi bên mua trở nên thận trọng trong khi bên bán có động thái chốt lời khiến đa số cổ phiếu trụ bị bán ra mạnh. Nhóm cổ phiếu phòng thủ có thể sẽ là lựa chọn sau giai đoạn này.

2412 oi
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, việc chọn lựa những cổ phiếu duy trì mức tăng trưởng ổn định - cổ phiếu phòng thủ là lựa chọn tốt cho danh mục đầu tư.

Sau giai đoạn hồi phục theo hình chữ V, VN-Index đã giảm từ đỉnh 900 điểm ngày 10/6. Trong đợt điều chỉnh này, bên mua trở nên thận trọng trong khi bên bán có động thái chốt lời khiến đa số cổ phiếu trụ bị bán ra mạnh. Đặc biệt, dòng tiền có sự suy yếu khá rõ so với giai đoạn trước.

Song song đó, mùa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 đã bắt đầu với cao điểm từ 20 - 31/7. Theo đó, các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa được kỳ vọng hồi phục hoạt động kinh doanh, trong khi doanh nghiệp hàng không, du lịch, xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện.

Sự khó lường trong mùa báo cáo quý II cùng diễn biến dịch COVID-19 phức tạp trên thế giới dẫn đến nhà đầu tư thận trọng trong các quyết định giải ngân. Điều này đã khiến cho mức thanh khoản trên thị trường trong 1 tháng qua trở nên yếu ớt

Cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Bằng cách cung cấp hàng hóa và dịch vụ được mọi người sử dụng liên tục, các doanh nghiệp này phát triển bền vững và không bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế.

Đầu tư cổ phiếu phòng thủ có thể tránh thua lỗ và kiếm được lợi nhuận bất chấp kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, cũng vì an toàn, cổ phiếu phòng thủ khó tăng vọt khi kinh tế tăng trưởng mạnh như các loại cổ phiếu khác. Khi thị trường tăng trưởng 10%, có thể các cổ phiếu này chỉ tăng 5%. Nhưng khi thị trường giảm 10%, những cổ phiếu này giảm ít hơn hoặc có thể tăng lên.

Các nhóm ngành có cổ phiếu phòng thủ phổ biến nhất là: Tiện ích (sản xuất và phân phối điện, nước, gas); thực phẩm - đồ uống, hàng tiêu dùng thiết yếu; chăm sóc sức khỏe (sản xuất thuốc và dược phẩm). Với những nhóm ngành này, dù kinh tế khủng hoảng hay suy thoái, con người vẫn có nhu cầu hàng ngày. Theo đó, doanh nghiệp không những duy trì được kết quả kinh doanh giúp giá cổ phiếu ổn định, mà còn trở thành điểm đến thu hút dòng tiền.

Nhà đầu tư muốn bảo vệ tài khoản có thể xem xét đầu tư cổ phiếu phòng thủ của các doanh nghiệp có: Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt trong thời gian dài, dòng tiền mạnh, cổ tức cao và ổn định hàng năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý giá cổ phiếu đã quá cao hay chưa.

Được quan tâm nhiều nhất, cổ phiếu ngành điện có vị thế phòng thủ nhờ các yếu tố như: Ngành nghề thiết yếu nên hoạt động kinh doanh luôn duy trì ổn định; lịch sử trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn hàng năm; rào cản gia nhập ngành lớn. Với những vị thế này, nhóm ngành điện luôn thu hút dòng tiền trên TTCK mỗi khi có rủi ro biến động mạnh.

Kết phiên giao dịch chiều ngày 17/7, nhóm cổ phiếu ngành điện giao dịch khá tích cực với sắc xanh tại các mã CHP, GSM, HJS, KHP, NBP, SBA, TBC và TMP... với mức tăng từ 1 - 7%.

Cổ phiếu NT2 của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) tăng nhẹ 2% lên mức 23.450 đồng/cổ phiếu với khớp lệnh đột biến hơn nửa triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, triển vọng doanh nghiệp điện cũng khả quan nhờ nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung 6.6 tỷ kWh vào năm 2021, 11.8 tỷ kWh năm 2022 và đỉnh điểm là 15 tỷ kWh năm 2023.

Các doanh nghiệp ngành điện có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn có thể kể đến như: Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC), Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), Thủy điện Thác Bà (HOSE: TBC),…

Mới đây, NT2 đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu thuần quý II đạt 1.875 tỷ đồng giảm 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 298 tỷ đồng giảm nhẹ 5% so với quý II/2019.

2752 gy
Diễn biến tại nhóm cổ phiếu ngành điện/năng lượng ngày 17/7

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, NT2 đạt 3.599 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 10,4% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm giá vốn và chi phí tài chính nên LNST đạt 428 tỷ đồng tăng 10,7% so với nửa đầu năm 2019.

Năm 2020 Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 đặt mục tiêu đạt 7.177 tỷ đồng tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 620 tỷ đồng và phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 20%.

Trong khi đó nhóm giảm điểm có mã như DRL, ISH, PIC, SJD, TIC, VSH giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm dưới 1%.

Với ngành cấp nước, doanh thu ổn định, tỷ suất lợi nhuận gộp biên cao và cổ tức tiền mặt đều đặn tạo nên sức hút cho ngành. Nhu cầu nước sạch đang gia tăng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh. Một số mã cổ phiếu có cấu trúc tài chính an toàn, vốn hóa lớn và sinh lời tốt như Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM), Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) và Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (UpCOM: BWS).

Ghi nhận tại thời điểm kết phiên giao dịch chiều ngày 17/7, nhóm cổ phiếu ngành này có xu hướng nghiêng về phe tăng với các mã BWE (+ 1,9%), HGW (+0,7%); GDW (+1,1%) và NQT (+3,4%).

Đáng chú ý, nhóm tăng còn có VWS (+14,1%) lên mức 21.000 đồng, khớp 100 đơn vị. Tính chung kể từ ngày 6/7, mã này đã tích lũy được thêm 8.400 đồng/cổ phiếu sau 3 phiên tăng mạnh.

Một cổ đông của CTCP Thủy điện Nước Trong bị xử phạt 25 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, một cổ đông vừa bị xử phạt tổng số tiền 25 triệu ...

Cổ phiếu GVR: Thị giá gia tăng, dòng tiền nên cẩn trọng

Càng sát ngưỡng 12.200 đồng, nhà đầu tư quan tâm đến GVR cần cẩn trọng hơn nữa khi xuống tiền đầu tư cổ phiếu này.

Nhóm cổ phiếu nào sẽ tạo sóng cuối năm nếu VN-Index áp sát mốc 1.000 điểm

Các công ty chứng khoán đều cho rằng, thị trường có thể nới rộng đà tăng lên vùng 900, thậm chí tiếp cận ngưỡng 1.000 ...

Quân Vương