Đề xuất tăng 5% phí môi trường với nước thải của cơ sở rửa xe

Cập nhật: 11:17 | 18/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đó là nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính đề xuất trong dự thảo nghị định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thay thế nghị định 154 năm 2016, vừa được đưa ra lấy ý kiến hôm 17/4.  

de xuat tang 5 phi moi truong voi nuoc thai cua co so rua xe Giá xăng dầu hôm nay 21/1: Tăng phiên đầu tuần
de xuat tang 5 phi moi truong voi nuoc thai cua co so rua xe Giá bán lẻ xăng dầu có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Theo quy định hiện hành nêu tại nghị định 154, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tuy vậy, một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình cho rằng mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm áp dụng chung cho tất cả các cơ sở xả thải dưới 20m3/ngày đêm là không phù hợp. Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có lượng nước thải dưới 20m3/ngày đêm (ví dụ 5, 10 hoặc 15m3/ngày đêm) cũng phải nộp mức 1,5 triệu đồng/năm là chưa công bằng.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính nhận định căn cứ vào quy định hiện hành, trường hợp nước thải của cơ sở rửa ôtô, rửa xe máy, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn ô nhiễm hơn thì địa phương có thể quyết định mức phí cao hơn.

de xuat tang 5 phi moi truong voi nuoc thai cua co so rua xe
Nếu đề xuất này được thông qua mức phí đối với nước thải sinh hoạt là 15% thay vì 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch.

Tuy nhiên, để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính dự kiến 2 phương án:

Phương án 1: Giữ quy định mức phí như hiện hành, tức là mức phí 10% giá bán 1m3 nước sạch. Trường hợp có mức thu cao hơn thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Phương án 2: Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Riêng mức phí áp dụng đối với cơ sở rửa ôtô, rửa xe máy, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn là 15% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trước đó lý giải về việc thu, sử dụng thuế môi trường Bộ Tài chính cho rằng, khoản thu từ thuế Bảo vệ môi trường không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể mà để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được Quốc hội phê duyệt hàng năm.

Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) quy định các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối NSNN, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tổng chi NSNN cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) giai đoạn 2012 -2016 (bao gồm cả các khoản vay, viện trợ đã đưa vào NSNN để chi thường xuyên cho BVMT hoặc chi đầu tư phát triển BVMT; chưa tính chi các hoạt động kinh tế, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng của ngân sách địa phương (NSĐP) cho các nhiệm vụ BVMT và các khoản vay, viện trợ chi trực tiếp cho dự án về BVMT không đưa vào NSNN) khoảng 131.857 tỷ đồng, bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế BVMT giai đoạn 2012 - 2016.

Trong đó, tổng số chi thường xuyên cho BVMT khoảng 89.131 tỷ đồng, gồm: Chi thường xuyên từ NSNN (NSTW và NSĐP) bố trí trực tiếp cho sự nghiệp BVMT (không quá 1% tổng chi NSNN) khoảng 52.420 tỷ đồng; Chi các hoạt động kinh tế của NSTW (gồm chi thực hiện các dự án điều tra, đánh giá về đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo,… bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Minh Dương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm