2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022

Cập nhật: 15:39 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu ngành điện được kỳ vọng mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt khi thị trường đối mặt với nhiều biến số khó lường. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra triển vọng ngành điện và nêu một số đặc điểm nhận dạng những doanh nghiệp điện có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022. Hình minh họa

Diễn biến ngành điện trong nửa cuối năm 2022

Triển vọng ngành nhiệt điện

VCBS cho rằng, hoạt động ngành nhiệt điện sẽ gặp khó do giá than và khí đầu vào tăng mạnh khiến cho giá bán trên thị trường điện cạnh tranh tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên hiện tượng thiếu hụt than đã có cải thiện nhiều khi hoạt động của TKV trở lại mức bình thường.

Lượng mưa bất thường trong tháng 5 và tháng 6 giúp sản lượng thủy điện gần như tương đương với tháng cao nhất cao điểm mùa mưa năm 2020 với hơn 8.31 tỷ kWh (+50% so với 2 tháng liền kề). Điều này đã khiến cho giá bán trung bình trên thị trường điện quay đầu giảm mạnh về còn khoảng hơn 1.100 đồng/kWh. Theo đó, sản lượng thủy điện 5 tháng đầu năm 2022 tăng 27%.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
Nguồn: PGV, VCBS

Đặc biệt, nhiệt điện than sụt giảm 11% sản lượng do thiếu than trong quý 1 và các nguồn khác dồi dào hơn. Giá trần thị trường điện tăng lên cao nhất trong lịch sử với 1.602 đồng/kWh, tăng 6.6% yoy, giúp các công ty chào giá trần cao hơn trước bối cảnh nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệt là điện khí.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhiệt điện than, khí kém khả quan do nhiên liệu đầu vào và nguồn khác phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh dài hạn vẫn ổn định và đem lại mức lợi tức khá tốt như NT2 với lợi tức 7% - 10%, QTP nâng mức lợi tức lên khoảng 10% – 12%.

Mưa lớn, ngành thủy điện hưởng lợi

Theo IRI, khả năng xảy ra La Nina có thể sẽ suy yếu trong tháng 7, tháng 8 và mạnh trở lại từ tháng 9 trở đi nhưng với xác suất chỉ quanh 60%. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ khá cao trong mùa mưa năm nay có thể gây ra mưa nhiều tại khu vực trung tâm phía Tây Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
Nguồn: PGV, VCBS

Nhiệt độ bề mặt biển khu vực Tây Thái Bình Dương quanh khu vực Indonesia và Việt Nam đang cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0.5 oC gây bốc nhiều hơi nước, đồng thời rãnh áp thấp từ Trung Quốc kéo xuống miền Bắc gây mưa dông trong kéo xuống Việt Nam ngay trong mùa khô.

Thủy điện từ liên tục từ cuối tháng 5 tới nửa đầu tháng 6 được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và hơn 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối khi không còn đóng góp bởi điện mặt trời.

Trước những yếu tố trên, VCBS cho rằng, các doanh nghiệp thủy điện ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ được hưởng lợi như: TBC, SBA, VSH, CHP, VSH…

Tiềm năng lớn mảng điện tái tạo

Đối với mảng điện tái tạo, VCBS đánh giá có tiềm năng lớn nhờ nhiều yếu tố. Việt Nam vào top 50 nước trên thế giới có đóng góp bởi năng lượng tái tạo, lớn hơn 10% trong cơ cấu sản lượng và là 1 trong ba nước có tốc độ chuyển đổi sang năng lượng xanh nhanh nhất kể từ năm 2019.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
Nguồn: EVN, VCBS tổng hợp

Theo đó, sản lượng năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp hơn 6 lần từ năm 2019 tới 2021, tỷ trọng cũng tăng lên tới 13,8% trong tổng sản lượng toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm. Với yêu cầu cao hơn về việc sử dụng năng lượng xanh trong sản phẩm của mình, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp FDI một phần nhờ vào chiến lược phát triển năng lượng xanh của mình điển hình như Lego đã quyết định đầu tư nhà máy trung hòa các bon đầu tiên trên thế giới của mình tại Bình Dương.

Mặc dù, chi phí đầu tư năng lượng tái tạo đã tăng trở lại trong giai đoạn năm 2021 – 2022, nhưng dự kiến tiếp tục xu hướng giảm trong dài hạn.

Bởi chi phí các nguyên vật liệu sản xuất ra panel mặt trời và Turbine gió tăng mạnh từ 2021 đến nay. Theo đó, Silicon sản xuất Panel đã tăng gấp 4 lần, giá thép tăng 50%, đồng tăng 70%, nhôm tăng gấp đôi. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng tăng gần 5 lần.

Tuy nhiên với giá dầu/khí duy trì ở mức cao đặc biệt xung đột Nga – Ukraina khiến cho các nước Châu Âu đẩy nhanh hơn quá trình đầu tư năng lượng tái tạo trước đó. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cùng kỳ vọng các nguyên vật liệu giảm nhiệt giúp chi phí đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục giảm theo xu hướng dài hạn.

Thứ hai, dự thảo mới nhất có kịch bản chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn quy hoạch cũ theo chỉ đạo của thủ tướng sau hội nghị COP 26 và đây sẽ là cơ hội cho điện gió đặc biệt là điện gió ngoài khơi trong GĐ 2022 – 2030.

Dự thảo này gần như đã được thông qua, chỉ còn một vài vướng mắc về tỷ lệ điện sử dụng LNG do giá khí hiện tại cao và không chủ động được nguồn cung khí trong nước. Tuy nhiên, VCBS cho rằng với kịch bản chuyển đổi năng lượng này, cần phải có nguồn điện ổn định để duy trì tần số hệ thống và có thể huy động nhanh thì LNG là nguồn không thể thiếu do các nguồn điện khác đã tới hạn hoặc phát thải cao.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
Nguồn: EVN, VCBS

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp điện có triển vọng tốt trong thời gian tới

Với những đặc điểm trên, các công ty tiếp tục có nhiều triển vọng trong thời gian tới có đặc điểm như sau:

(1) Các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc bộ tới Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục hưởng lợi lớn khi mùa mưa quay trở lại đồng thời với La Nina sẽ mạnh trở lại

(2) Các công ty có các dự án điện gió chuyển tiếp khi có chính sách mới dành cho các dự án đã ký hợp đồng PPA nhưng chưa COD kịp thời hạn 1/11/2021

(3) Các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió nhất là điện gió ngoài khơi được ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2045

(4) Ngoài ra, với việc ưu tiên các dự án NLTT như điện gió, năng lượng mặt trời chủ yếu tập trung ở những khu vực nhất định đặc biệt là khu vực có phụ tải thấp sẽ phải cần mạng lưới truyền tải điện liên vùng đủ mạnh để giải tỏa hết công suất và truyền được đến vùng có phụ tải cao.

Dưới góc nhìn dài hạn, đội ngũ phân tích cho rằng, những công ty phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nhiệt điện LNG hay các công ty thầu xây lắp nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện.

Dựa trên cơ sở đánh giá nêu trên, VCBS lựa chọn cổ phiếu GEG và PC1 trong nửa cuối năm 2022 với kỳ vọng có chính sách giá mới cho các dự án điện gió chuyển tiếp cùng việc đã đưa vào hoạt động các dự án điện gió từ cuối năm 2022 giúp doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Khuyến nghị mua cổ phiếu GEG với giá mục tiêu 29.900 đồng/cp

CTCP Điện Gia Lai (HOSE - Mã: GEG) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phát điện với các loại hình như: Thủy điện (79,3MW), điện mặt trời (259,7 MWp) và điện gió (125,2 MW) và dự kiến đang mở rộng đầu tư mạnh các dự án điện gió với 140 MW và 4,8 MW điện gió chưa kịp vận hành hưởng FIT1.

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022
Khuyến nghị mua cổ phiếu GEG với giá mục tiêu 29.900 đồng/cp. Hình minh họa

Cổ đông lớn nhất là TTC và các công ty trong tập đoàn với 44.44%, theo sau đó là AVH với 20.76% và IFC với 13.74%.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý 1/2022 đạt 570 tỷ đồng (+87,1% yoy) nhờ sự hoạt động của 125,2 MW điện gió từ tháng 11/2021. Chi phí tài chính tăng mạnh đạt 145 tỷ đồng (+86% yoy) chủ hết được vốn hóa lãi vay. Các chi phí khác biến động không nhiều NPATMI đạt 142 tỷ đồng (+127% yoy), đạt 50,4% kế hoạch năm.

Luận điểm đầu tư: 125,2 MW điện gió hoạt động cuối năm 2021 giúp lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng tốt. 03 dự án trong đó có 1 dự án trên bờ hưởng mức giá 8,5 cent/kWh, còn lại 2 dự án gần bờ hưởng mức giá bán 9,8 cent/kWh đang vận hành khá ổn định và hầu như không bị cắt giảm công suất. Dự kiến sẽ đem lại LNST khoảng 140 tỷ đồng trong năm 2022.

Tiếp tục đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 (100 MW) và dự kiến còn điện gió VPL bến Tre GĐ 2 (30 MW), ĐMT Đức Huệ 2 (49 MWp). Hiện tại TPĐ 1 thuộc dự án điện gió chuyển tiếp, đã ký hợp đồng PPA với EVN, đã có trong quy hoạch nhưng chưa phát điện kịp thời hạn 31/10/2021 để hưởng giá FIT 1, ngoài ra còn 1 trụ 4,8 MW tại dự án VPL cũng thuộc dạng này. VCBS kỳ vọng chính sách cho các dự án chuyển tiếp sẽ sớm được áp dụng sau khi có QHĐ 8 sẽ sớm được thông qua trong năm nay. Dự án VPL GĐ 2 sẽ được thực hiện khi có chính sách giá mới.

QHĐ 8 sẽ sớm được thông qua với kịch bản chuyển đổi năng lượng ưu tiên các loại hình NLTT như điện gió, điện gió ngoài khơi, ĐMT. GEG là cái tên đáng chú ý với việc liên tục đầu tư các dự án NLTT này.

Rủi ro: Rủi ro cắt giảm công suất. Hiện tại, dự án Krongpa đang có tỷ lệ cắt giảm công suất cao nhất với khoảng 8%, tiếp theo đó là Trúc Sơn với tỷ lệ 7% do mạng lưới truyền tải không hấp thụ hết các dự án trong vùng.

Rủi ro chính sách cho điện gió chuyển tiếp. Các dự án không kịp hưởng giá FIT phải đợi các chính sách tiếp theo, nếu chính phủ không ban hành chính sách mới kịp thời, các dự án này sẽ không phát điện được để đem về doanh thu.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 48.000 đồng/cp

Hoạt động kinh doanh truyền thống của CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE - Mã: PC1) là xây lắp hệ thống truyền tải điện. Hiện nay PC1 đang mở rộng rất mạnh sang mảng đầu tư nguồn điện như thủy điện và năng lượng tái tạo. Ngoài ra BĐS dân cư hay KCN cũng là định hướng quan trọng trong thời gian tới.

Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất là chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn cùng gia đình (20,03%), kế tiếp là BEHS mới tham gia từ đầu năm 2020 với 17,76%, Vietnam Holding Ltd (4,14%), Nguyễn Nhật Tân (3,23%), còn lại là các cổ đông khác.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý 1/2022 đạt 1.478 tỷ đồng (-4,5% yoy). Doanh thu giảm chủ yếu do năm ngoái là năm cao điểm xây lắp các dự án điện gió và vẫn còn hạch toán bàn giao dự án PCC1 Thanh Xuân. Tuy nhiên, năm nay cơ cấu doanh thu thay đổi khá mạnh với mảng năng lượng bằng 4 lần doanh thu cùng kỳ do: (1) sản lượng thủy điện tốt hơn do mưa nhiều và (2) phát sinh thêm doanh thu điện gió từ 144 MW hoạt động từ cuối năm 2021. .

Mảng năng lượng với biên lợi nhuận gộp lên tới 62% đóng góp chính vào doanh thu khiến cho biên lượi nhuận gộp tăng mạnh lên 23,7% so với chỉ 12,1% cùng kỳ.

Ngoài ra, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay tăng mạnh gần gấp 2 lần chủ yếu do tăng vay nợ đối với các dự án điện gió. Kết quả lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 133 tỷ đồng (+124,6% yoy).

Luận điểm đầu tư

Kết quả kinh doanh thủy điện tốt trong quý 2/2022 và tiếp tục đầu tư các dự án thủy điện nhỏ. Dự kiến sản lượng thủy điện có thể đạt 150 triệu kWh (+50% yoy) trong quý 2. Ngoài ra công ty sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 81 MW thủy điện nhỏ trong giai đoạn từ nay đến 2027.

Bên cạnh đó, mỏ Nickel - Cu dự kiến hoạt động cuối năm 2023 với công suất GĐ 1 đạt 900 nghìn tấn quặng nguyên khai/năm đem lại hiệu quả cao. GĐ 2 có cùng công suất dự kiến hoạt động từ 2025. Tổng vốn đầu tư mỗi giai đoạn khoảng 1.500 tỷ đồng. Với giả định giá bán Nickel 14.000 USD/tấn và Đồng là 6.000 USD/tấn, mỏ có thể đem lại lợi nhuận cho cổ đông công ty mẹ khoảng hơn 200 tỷ đồng GĐ 1 và hơn 400 tỷ đồng/năm cho 2 giai đoạn.

Thêm vào đó, mảng xây lắp duy trì doanh thu mức cao nhờ các dự án điện gió chuyển tiếp. Trong năm nay giá trị hợp đồng ký mới lên tới hơn 5.500 tỷ với EPC dự án điện gió TPĐ 1 (100MW), TBA ĐG Khai Long 1, một số TBA – đường dây của EVN.

Mảng đầu tư vào Western Pacific với dịch vụ logistic, hệ thống kho bãi rộng lớn, KCN Yên Phong II A (151ha) sẵn sàng cho thuê năm 2023 và cụm CN Yên Lệnh (69ha), cụm cảng Yên Lệnh (23 ha) đang được đấu thầu bắt đầu triển khai. Ngoài ra còn khoảng 1000 ha đang xin chủ trương đầu tư tại khu vực Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang..

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Triển vọng tăng giá của cổ phiếu GEG là bao nhiêu?

VCBS đánh giá GEG là doanh nghiệp có tiềm năng hưởng lợi nhất từ các chính sách giá bán mới cho các dự án điện ...

4 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng khi mở cửa nền kinh tế

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật về triển vọng ngành điện khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhóm phân tích nhấn ...

3 mã cổ phiếu ngành điện sẽ "tỏa sáng" trong thời gian tới

Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) vừa đưa ra báo cáo phân tích ngành điện với lợi nhuận tăng trưởng trong quý 1/2022. Theo đó, ...

Thiện Nhân

Tin liên quan