“Sếp tồi” và những dấu hiệu để nhận biết (P1)

Cập nhật: 11:09 | 03/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Không sai khi nói rằng, sự khác biệt giữa một môi trường làm việc hạnh phúc và khắc nghiệt nằm ở người quản lý. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết “sếp tồi”?  

sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p1 TOP 10 CEO xuất sắc nhất nước Anh năm 2018
sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p1 Những “tuyệt chiêu” để sống sót với sếp cuồng công việc
sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p1 Tỷ phú Việt tiếp theo có thể được sếp hạng vào Forbes là ai?

Dưới đây là dấu hiệu cơ bản để nhận diện những vị sếp tồi:

Xem quản lý là mệnh lệnh và kiểm soát

Sếp tồi nghĩ rằng, công việc của họ là ra lệnh cho nhân viên làm mọi việc và đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành các công việc đó. Trái lại, những vị sếp thông minh hiểu rằng, cái chính trong công việc quản lý là giúp nhân viên của mình thành công hơn và đưa ra những quyết định khó khăn mà nhân viên không thể tự quyết được.

sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p1
“Sếp tồi” và những dấu hiệu để nhận biết (ảnh minh họa)

Cho rằng, nhân viên phải “thích” làm việc nhiều giờ

Sếp tồi tin là những nhân viên nào không muốn làm việc 60h mỗi tuần đều là những kẻ chểnh mảng, vô giá trị. Trong khi đó, sếp thông minh biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bất kỳ nỗ lực nào để làm việc liên tục hơn 40 giờ đồng hồ mỗi tuần đều làm giảm năng suất lao động.

Thích quản lý các con số hơn là con người

Sếp tồi tập trung toàn bộ năng lượng để đảm bảo rằng, các con số được đưa ra là “ngon lành”, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc thay đổi các con số.

Không giống như vậy, sếp thông minh biết, cách hiệu quả duy nhất để có được những con số tốt là giúp nhân viên của mình tạo ra con số của chính họ.

Có thể nổi giận bất kỳ lúc nào

Một sếp xấu là người lúc nào cũng trong trạng thái tức giận. Các nhân viên không thể tiếp cận với sếp vì bất kỳ lúc nào, họ cũng có thể bị mắng té tát bởi những cơn giận chẳng đâu ra đâu.

Không dứt khoát

Một người quản lý tốt luôn biết cân nhắc các lựa chọn và đưa ra quyết định nhanh chóng. Quản lý tồi thì luôn lưỡng lự, không thể dẫn dắt nhân viên tốt và hậu quả sẽ là những kết quả xấu.

Thiếu tầm nhìn

Một người không có cái nhìn dài hạn, không thấy trước được công việc sẽ chuyển biến như thế nào để dẫn dắt nhân viên thì không thể là một người sếp tốt.

Cứng đầu

Một ông chủ không cởi mở với nhân viên sẽ có xu hướng mắc sai lầm nhiều hơn. Lý do là vì họ không thừa nhận sai sót của mình hoặc xem xét những đề nghị của người khác.

Bảo thủ

Những người bảo thủ sẽ không bao giờ có cái nhìn tốt về tương lai phát triển bởi vì họ không chịu thay đổi.

Chủ nghĩa hoàn hảo

Một sếp theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ hạn chết tất cả sự sáng tạo của nhân viên. Đó là một sếp kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên nhằm bảo đảm mọi thứ luôn tốt đẹp, an toàn. Nhưng rất tiếc, đó lại là một địa ngục bó buộc cho nhân viên.

Lãnh đạo bằng sự sợ hãi

Các sếp vô cùng thô lỗ. Họ nghĩ rằng, các nhân viên sợ họ là các nhân viên đang tôn trọng họ. Nhưng ngược lại, nhân viên chỉ cảm thấy không thích làm việc cùng sếp và sẽ không hề trung thành.

Làm việc theo cảm tính

Một sếp tồi là người quyết định mọi việc dựa trên cảm tính chứ không theo lí tính. Điều đó đồng nghĩa với những sai sót liên miên mà nhân viên phải giải quyết hậu quả.

Thiên vị trong công việc

Nhân viên sẽ cảm thấy vô cùng chán nản nếu biết rằng, cho dù làm việc chăm chỉ đến đâu, miệt mài đến đâu thì cũng không thăng tiến nhanh bằng một anh chàng vớ vẩn nào đó được sếp quý.

Ngạo mạn

Sếp chỉ biết nghĩ đến mình thì tất nhiên là sẽ không quan tâm đến nhân viên. Và như thế, đồng nghĩa với việc nhân viên chẳng còn cảm tình gì với sếp.

Luôn đổ lỗi

Môt biểu hiện rõ ràng nhất: Nhân viên luôn luôn sai dù đó là lỗi của sếp và sếp luôn được khen dù là thành tích của nhân viên.

Tự mình làm nếu thực sự cần thiết phải hoàn tất một công việc nào đó

Sếp tôi cho bản thân họ là “ngôi sao” trong công việc, có thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì bằng cách ôm đồm mọi thẩm quyền và trách nhiệm.

Ngược lại, sếp thông minh nhận thức được rằng, tài lãnh đạo thực sự là phải biết thúc đẩy cấp dưới tự chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của họ.

Không đưa ra quyết định cho tới khi nào có trong tay mọi dữ liệu

Sếp tồi sợ rủi ro đến mức, họ đòi hỏi hàng “núi” thông tin trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào.

Sếp thông minh thì hiểu rằng, đôi khi, việc có quá nhiều thông tin chỉ khiến mọi chuyện thêm phần phức tạp.

Thành công là của sếp, thất bại là của nhân viên

Sếp tồi thích “vỗ ngực” khi mọi chuyện suôn sẻ, và chỉ tay phê bình khi xảy ra vấn đề. Sếp thông minh biết rằng, công việc thực sự của họ bao gồm 2 điểm.

Thứ nhất, họ phải khắc phục thất bại ngay trước khi xảy ra thất bại, và thứ hai là công bố thành quả khi nhân viên đạt được thành công.

Thích người khác phải đoán

Sếp tồi thích che giấu những “quân bài” mà họ đang có, không bao giờ để cấp dưới biết về quá trình ra quyết định.

Sếp thông minh hiểu rằng, các quyết định sẽ thành công hơn khi có sự tham gia ngay từ đầu của những người thực thi.

Xem lúc rà soát bảng lương là thời điểm hoàn hảo để “lên lớp” nhân viên

Sếp tồi thường đợi tới các đợt đánh giá năng lực và điều chỉnh lương mới tung ra “hàng lô” những lời phàn nàn,chỉ trích và khuyên bảo đối với nhân viên.

Sếp thông minh nhận thức được rằng, nhân viên sẽ hoảng sợ khi bị “đánh úp” kiểu như vậy, và chỉ có thể thay đổi hành vi của họ khi họ được chỉ bảo thường xuyên, từ tốn.

Tự xem mình là quan trọng đến mức không cần giữ lịch sự

Sếp tồi luôn có cảm giác mình vĩ đại, đến nỗi họ chẳng buồn quan tâm tới việc kiểm soát hành vi của mình.

Sếp thông minh hiểu rõ, thái độ tự cao tự đại rốt cục sẽ dẫn tới kết quả là sếp chỉ có một đám nhân viên xu nịnh, bất tài, phá hỏng công ty.

Lương Đức