Nghệ An: Phó chủ tịch xã tham gia phá 2,5 ha rừng

Cập nhật: 13:20 | 23/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cơ quan chức năng vừa qua đã xác định ông Vi Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, đã tham gia chặt phá gần 2,5 ha rừng.  

nghe an pho chu tich xa tham gia pha 25 ha rung Gia Lai: Khởi tố sáu hộ dân phá gần 5 ha rừng phòng hộ làm nương rẫy
nghe an pho chu tich xa tham gia pha 25 ha rung Phát hiện vụ phá rừng nghiêm trọng ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
nghe an pho chu tich xa tham gia pha 25 ha rung Gia Lai: Bắt giữ một đối tượng trong vụ phá rừng làm nương rẫy quy mô lớn

Chiều 21/3, ông Ngô Đức Thuận - chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, Nghệ An - cho biết công an huyện này đã tiếp nhận hồ sơ từ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu để điều tra, làm rõ việc người dân phát rừng để trồng keo, trong đó có ông Vi Văn Thanh - phó chủ tịch UBND xã Châu Phong.

Trước đó, vào ngày 3/3, Kiểm lâm địa bàn xã Châu Phong tuần tra công tác bảo vệ rừng tại Tiểu khu 196, thuộc đất rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu, Nghệ An phát hiện ông Vi Văn Thanh và ông Lê Văn Nhị ( cùng trú tại xã Châu Phong) có hành vi tự ý chặt phá rừng tại lô 25, khoảng 6, Tiểu khu 196. Ông Vi Văn Thanh hiện là Phó Chủ tịch UBND xã Châu Phong.

nghe an pho chu tich xa tham gia pha 25 ha rung
Khu rừng ông Thanh tham gia chặt phá

Theo biên bản, ông Thanh chặt phá gần 2,5ha với tre nứa là hơn 11.200 cây và hơn 31,6m³ gỗ; ông Nhị phá 1,25ha với tre nứa là 5.600 cây, gỗ gần 18m³.

Loại rừng mà hai người đã phá được kiểm tra xác định là rừng sản xuất, trạng thái rừng hỗn giao HG2 (rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ tự nhiên núi đất).

Tiếp đó, cơ quan chức năng huyện Quỳ Châu đã phát hiện thêm có 6 trường hợp hộ dân lấn chiếm gần 6ha đất rừng thuộc loại đất rừng sản xuất, có trạng thái phần lớn là đất trống. Những khu vực đất rừng này đều thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu.

Ông Trần Ngọc Kiên - trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu - cho biết bước đầu ông Thanh và những hộ dân này khai nhận do thiếu đất sản xuất nên đã phá diện tích rừng trên để trồng cây keo lai.

Theo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, rừng giao cho dân là để quản lý, bảo vệ, không được khai thác, trong đó có một số diện tích thuộc nhóm 2B, nghĩa là đã có trữ lượng gỗ. Sau này đến thời kỳ tận dụng khai thác phải xin chủ trương của cấp có thẩm quyền, hơn nữa phải thiết kế và được phê duyệt mới khai thác.

Vào năm 2017, huyện Quỳ Hợp cũng kỷ luật 10 cán bộ xã Nam Sơn do phát rừng để trồng keo ở khu vực rừng được Nhà nước giao quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng theo nghị định 163 của Chính phủ.

Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Hùng Dũng