Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường:

Kỳ 2: Vỡ hụi liên tục, tại sao người dân vẫn lao vào như thiêu thân?

Cập nhật: 10:07 | 26/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đã từng có hàng trăm, hàng nghìn người dân lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn sau khi chủ hụi tuyên bố vỡ nợ rồi trốn biệt. Đây không phải chuyện hi hữu xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng thôn quê. Dù đã được cảnh báo nhiều lần, thậm chí là có nhiều bài học cảnh tỉnh, tại sao người dân vẫn cứ làm con thiêu thân lao vào cạm bẫy này?  

ky 3 vo hui lien tuc tai sao nguoi dan van lao vao nhu thieu than Kỳ 1: Khắc phục tình trạng vỡ hụi, biến tướng thành vay nặng lãi, tín dụng đen
ky 3 vo hui lien tuc tai sao nguoi dan van lao vao nhu thieu than Quy định mới về chơi phường hụi, họ và cách tính lãi suất năm 2019
ky 3 vo hui lien tuc tai sao nguoi dan van lao vao nhu thieu than Chính phủ ra Nghị định về họ, hụi, biêu, phường: Lãi suất không quá 20%

Chơi hụi – “ngân hàng” thời làng xã

Chơi hụi (hay chơi họ) là hình thức vay vốn và tiết kiệm trong dân gian, từ khi mà văn hóa làng xã vẫn ăn sâu vào nếp sống. Để thực hiện hình thức này, cần có một người đứng ra làm “chủ hụi” và mời các thành viên khác tham gia, trở thành “con hụi”. Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền theo thời gian các bên đã giao ước (thường là theo tháng) và ghi chép toàn bộ quá trình chơi của con hụi.

Luật chơi hụi gồm có hai loại: hụi không tính lãi và hụi tính lãi. Nếu tham gia hụi không tính lãi, tất cả mọi người sẽ cùng góp và lần lượt “hốt hụi”, tức là nhận một khoản tiền như nhau, không phân biệt ai rút trước, ai rút sau. Còn 1 loại hụi nữa là hụi tính lãi, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt” sau cùng sẽ được lời nhất Theo nguyên tắc người rút đầu tiên trả lãi cho người rút cuối. Đến mỗi kỳ mở hụi, chủ hụi sẽ tập hợp mọi người lại, những ai đang thiếu tiền và muốn hốt hụi sẽ đề nghị trả một số tiền lãi nhất định, ai bỏ cao nhất sẽ được ưu tiên hốt hụi trước (người rút trước được gọi là “hụi chết”). Sau đó, thay vì đóng đều như ban đầu thỏa thuận, hụi chết sẽ đóng thêm phần lãi ghi trong phiếu.

ky 3 vo hui lien tuc tai sao nguoi dan van lao vao nhu thieu than
Khi chủ hụi "cao chạy xa bay", người chơi có nguy cơ mất trắng. Ảnh minh họa

Mặc dù là hình thức huy động vốn không chính thống, nhưng nhiều người dân rất thích chơi hụi hơn là vay tiền của các bên như ngân hàng hay công ty tài chính. Thực chất, chơi hụi không phải một điều xấu. Xét về bản chất, hụi giống như hình thức bỏ ống tiết kiệm và nhận được số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Việc đóng hụi sau đó cũng như hình thức trả góp.

Người dân vẫn chơi hụi, lý do phần lớn là bởi vì những người tham gia đều là người quen biết nhau, đặc biệt chủ hụi thường là người uy tín, có tiếng nói. Chính vì vậy nên chơi hụi vẫn tạo được sự tin tưởng dù cho không có sự bảo hộ của pháp luật hay văn bản chính quy nào về số tiền, thời gian chơi và lãi suất. Ngoài ra, 1 số vụ chơi hụi biến tướng lại đánh vào lòng tham khi đưa ra mức lãi suất khi hút hụi rất cao, khiến người chơi dễ dàng vướng bẫy và tham gia vào hình thức này.

Đối với những người cần tiền gấp, thường là những người dân nghèo, hụi có thể là cách thức dễ dàng và nhanh chóng nhất để họ có một số vốn làm ăn và thoát khỏi tình cảnh nguy cấp hiện tại. Vì thế, nhiều người đã không ngại ngần tham gia các “dây hụi” dù đã nhiều lần được cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra. Điều này đã khiến không ít người dân rơi vào cảnh lao đao, tay trắng, mất hết số tiền dành dụm cả dời vào cạm bẫy mang tên “hụi”.

Còn lại gì khi rủi ro ập đến?

Những vụ vỡ hụi, bể hụi nhiều năm trở lại đây đã cho thấy sợ nguy hiểm của hình thức “góp vốn” này. Nhiều rủi ro có thể xảy đến trong quá trình góp tiền. Chẳng hạn, trong khi đang giữ tiền của các con hụi, chủ hụi vì túng thiếu túng thiếu hoặc muốn làm giàu, lấy tiền hụi mang đi sử dụng cho cá nhân hoặc đem cho vay rồi không lấy lại được, vậy là cả đường dây hụi bị “bể”, không thể trả được cho những người chơi.

Một trường hợp khác cũng hay xảy ra, đó là khi người chơi muốn có nhiều lãi, đợi tới cuối kỳ hạn cuối cùng mới “hốt hụi”, nhưng những người chơi còn lại không tham gia nữa. Như vậy, người rút tiền cuối cùng có khả năng sẽ mất trắng nếu chủ hụi chối bỏ trách nhiệm. Ngoài ra, chủ hụi có thể lừa đảo người chơi bằng các tạo ra nhiều dây “hụi ma”: chỉ gồm một vài người chơi nhưng mạo danh thêm nhiều người khác để tăng sự hấp dẫn cho đường dây hụi và tăng số lượng phần chơi. Đây chính là trường hợp xảy ra ở Hưng Yên trong những ngày vừa qua, khiến nhiều người dân lao đao, khốn đốn vì lỡ tin chủ hụi trong một thời gian dài và mất hết số tiền tiết kiệm cả đời.

Xét về hậu quả, theo Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về hụi, họ, biêu, phường, người lừa đảo khi chơi hụi, chỉ cần số tiền lừa đảo trên 2 triệu đồng, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước cơ quan Nhà nước và những thành viên tham gia đường dây hụi. Ngoài ra, những tài sản thu được từ đường dây này sẽ được xử lý và trả cho các thành viên có quyền lĩnh hụi để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu số tài sản thu được không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì giá trị tài sản thu được sẽ trả cho người có quyền lĩnh họ theo tỷ lệ phần tiền đã góp trên tổng số tiền mà các thành viên đã nộp trong một kỳ mở họ; phần không trả đủ sẽ bị coi là rủi ro của những người tham gia.

Nguyễn Thanh

Tin liên quan