Đốt vàng mã thế nào để không bị xử phạt?

Cập nhật: 13:25 | 11/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc đốt vàng mã là phong tục tập quán của người dân Việt Nam có từ xưa. Người dân đốt vàng mã vì quan niệm "trần sao, âm vậy". Tuy nhiên, đốt vàng mã cũng cần phải văn minh, đúng quy định.  

dot vang ma the nao de khong bi xu phat Uống rượu bia lái xe ngày Tết bị xử lý như thế nào?
dot vang ma the nao de khong bi xu phat Xử phạt hành chính nếu để máy ATM thiếu tiền trong dịp Tết
dot vang ma the nao de khong bi xu phat Dùng 44 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu ALV, một cá nhân bị phạt tới 550 triệu đồng

Cụ thể, hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

dot vang ma the nao de khong bi xu phat
Hình minh họa.

Bên cạnh đó, sẽ hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thành lập ban tổ chức lễ hội theo quy định; bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi...

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Đây là những nội dung đáng chú ý quy định tại nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Nguyễn My