Điểm sáng trong bức tranh tái cơ cấu nền kinh tế tại ngân hàng

Cập nhật: 17:19 | 08/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có thể nói, một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh tái cơ cấu nền kinh tế chính là tái cơ cấu ngân hàng.  

diem sang trong buc tranh tai co cau nen kinh te tai ngan hang Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020
diem sang trong buc tranh tai co cau nen kinh te tai ngan hang Quốc hội muốn Chính phủ chỉ rõ hơn các yếu tố cản trở tái cơ cấu nền kinh tế
diem sang trong buc tranh tai co cau nen kinh te tai ngan hang "Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cơ cấu nền kinh tế chưa hợp lý"

Hiện nay, kinh tế vĩ mô của các ngân hàng tại Việt Nam đã ổn định tạo cơ sở để lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng ổn định và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố vững chắc.

Tại Việt Nam, khả năng đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Ngoài ra, một thuận lợi vô cùng quan trọng là thị trường BĐS phục hồi. Các xếp hạng hệ thống ngân hàng và nền kinh tế theo các chuẩn mực cạnh tranh đều có cải thiện.

Những thuận lợi trên là yếu tố tạo ra không gian tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn II rộng rãi hơn, ít bị sức ép về rủi ro hệ thống hơn.

diem sang trong buc tranh tai co cau nen kinh te tai ngan hang
Ảnh minh họa

Theo đó, trọng tâm của tái cơ cấu ngân hàng là xử lý nợ xấu đã có thêm những công cụ pháp lý mới để ngân hàng bước vào tái cơ cấu giai đoạn II.

Nhờ có những yếu tố thuận lợi như kinh tế phục hồi, nền tảng pháp lý hoàn thiện… nên chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng được cải thiện một bước; đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh.

Điểm sáng trong tái cơ cấu nền kinh tế ngân hàng phải kể đến nền kinh tế vĩ mô ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được giữ vững.

Tiếp theo là trình độ quản trị của các ngân hàng cũng được cải thiện tích cực. Những ngân hàng như ACB, VPBank, MB… đã áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ để tiết giảm chi phí, quản lý chất lượng dịch vụ và để giám sát rủi ro.

Điểm sáng nữa là khả năng sinh lời của các NHTM rất đáng khen ngợi. Nhìn toàn cảnh số ngân hàng lỗ rất ít, thậm chí nếu không vì khoản nợ xấu cũ thì gần như tất cả các ngân hàng đều có lợi nhuận.

Với nhiều điểm sáng, nhưng quá trình tái cơ cấu của ngân hàng có vẻ chậm hơn so với mục tiêu đặt ra và vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho NHNN trong quá trình tái cơ cấu thời gian tới như xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, công nghệ mới…

Trong thời gian tới, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần tiếp tục tập trung tới giải pháp sau:

Thứ nhất, giữ vững nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô làm bà đỡ cho tái cơ cấu ngân hàng, nhất là giữ vững thanh khoản ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục khai thác những lợi thế có được từ Nghị quyết 42 và Luật bổ sung, sửa đổi Luật Các TCTD, trong đó có 3 khía cạnh quan trọng: Các NHTM có quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Thủ tục tố tụng rút gọn; Và xử lý lỗ lũy kế do nợ xấu cũ để lại bằng cách cho ngân hàng thoái dần (thay vì thoái ngay) lãi dự thu. Thứ ba, tìm biện pháp tăng vốn cho các NHTM, nhất là NHTM quốc doanh và đặc biệt là cho phép họ được giữ lại một phần lợi nhuận để tăng vốn.

Thứ tư, tạo ra một áp lực thực sự từ NHNN với NHTM về đổi mới quản trị, có cơ chế tách bạch sở hữu và quản lý chuyên nghiệp. Chỉ khi làm được điều này, quản trị của các ngân hàng mới thay đổi được mạnh mẽ.

Thứ năm, phát triển công nghệ đang là một nhiệm vụ cốt tử của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ sáu, phải thay đổi toàn bộ quan điểm về đào tạo, từ đào tạo trường đại học đến đào tạo tại chỗ của NHTM đều phải trên nền tảng có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ 4.0, số hóa.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm