Bảo đảm dự thầu của nhà thầu được coi là hợp lệ khi nào?

Cập nhật: 20:08 | 02/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Tên chủ đầu tư ghi trong HSMT là: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư... Nhà thầu dự thầu có bảo lãnh của ngân hàng lại ghi đơn vị thụ hưởng là Ban Quản lý dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tỉnh Gia Lai - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai. Như vậy có hợp lệ không khi hai chủ thể thụ hưởng khác nhau?

bao dam du thau cua nha thau duoc coi la hop le khi nao Có thể quy định hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 30 ngày?
bao dam du thau cua nha thau duoc coi la hop le khi nao Các nhóm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu
bao dam du thau cua nha thau duoc coi la hop le khi nao Có thể nộp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh

1 Thế nào là Bảo đảm dự thầu?

Bảo đảm dự thầu theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Như vậy nhà thầu nộp bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh của ngân hàng là đúng theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Đơn vị thụ hưởng trong thư bảo lãnh dự thầu có thể là bên mời thầu hoặc chủ đầu tư:

- Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; Đơn vị mua sắm tập trung; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

- Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án

2 Đánh giá hồ sơ dự thầu

Điểm d, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo đảm dự thầu hợp lệ là bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

bao dam du thau cua nha thau duoc coi la hop le khi nao

"Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

* Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

* Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;"

Như vậy đơn vị thụ hưởng bảo lãnh dự thầu sẽ theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

3 Bảo lãnh dự thầu sai tên đơn vị thụ hưởng có hợp lệ?

Theo hướng dẫn tại Khoản 17.2, Mục 17, Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng (mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 17.1 E-CDNT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

Đối với trường hợp của bạn, bạn cần phải xem lại trong hồ sơ mời thầu quy định đơn vị thụ hưởng là bên nào, nếu trong thư bảo lãnh dự thầu của nhà thầu mà ghi tên đơn vị thụ hưởng bị sai thì bảo đảm dự thầu không hợp lệ, dẫn đến hồ sơ dự thầu không hợp lệ.

Hạ Đình