Xu hướng niêm yết cổ phiếu năm 2020: "Đất lành - chim đậu"

Cập nhật: 10:46 | 22/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Tính từ đầu năm đến nay, HOSE đón nhận thêm 17 doanh nghiệp niêm yết trong đó có 8 gương mặt "mới toanh" và 9 doanh nghiệp chuyển sàn từ HNX hoặc UpCOM sang. Trái ngược với HOSE, HNX lại chứng kiến cuộc rời đi của các mã lớn và cũng thưa dần sự góp mặt của các mã mới...

4507-noi
Ảnh minh họa (nguồn internet)

HOSE "béo" dần lên

Trong số doanh nghiệp niêm yết mới hoàn toàn, những cái tên đáng chú ý được kể ra có Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG), Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH), Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH), Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HOSE: TTA)…

Doanh nghiệp chuyển sàn sang HOSE có nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) - vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) - vốn điều lệ gần 22.000 tỷ đồng, Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex (HOSE: BCM) - vốn điều lệ 10.350 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE: LPB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) có vốn điều lệ gần 10.000 tỷ đồng.

Xu hướng niêm yết cổ phiếu năm 2020:

"Còi cọc" ở HNX

Trái với HOSE, đến thời điểm hiện tại của năm 2020, sàn Chứng khoán Hà Nội (HNX) chỉ đón nhận thêm 7 doanh nghiệp niêm yết trong đó có 5 doanh nghiệp niêm yết mới hoàn toàn và 2 doanh nghiệp chuyển từ sàn UpCOM sang.

Xu hướng niêm yết cổ phiếu năm 2020:

Doanh nghiệp niêm yết mới đáng chú ý nhất có tên tuổi đình đám như Thaiholdings (HNX: THD) và những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng như Thực phẩm Bích Chi (HNX: BCF), Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (HNX: BNA).

Hai doanh nghiệp chuyển từ sàn UpCOM sang HNX là Tổng CTCP Lâm nghiệp Việt Nam (HNX: VIF) và Tổng CTCP Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV (HNX: MVB) đều có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng.

Theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy mô thị trường chứng khoán phải tăng cả về chất và lượng để trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Quy mô thị trường cổ phiếu phấn đấu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

Việc có thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết góp phần làm tăng quy mô cũng như đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

Đối với doanh nghiệp, việc niêm yết giúp nâng cao tính minh bạch và hình ảnh thương hiệu, góp phần làm tăng thanh khoản của cổ phiếu, thu hút thêm vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu phát triển, tạo đột phá trong kinh doanh, từ đó nâng cao giá trị và cổ phiếu của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhà đầu tư có thêm hàng hóa để lựa chọn.

Tuy nhiên, dù nhà đầu tư chạy theo “game lên sàn” cũng cần phân tích hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp để đảm bảo khoản đầu tư được an toàn.

Vinamilk muốn bán sạch cổ phiếu quỹ

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) vừa thông báo phương án giao dịch bán cổ phiếu quỹ.

Cổ phiếu Chứng khoán SBS tăng hơn 250% thị giá trong tháng 12

Với chuỗi 17 phiên không biết mùi giảm giá, cổ phiếu SBS của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UpCOM: SBS) ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 9h hôm nay 22/12/2020

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như DXG, HDC, LCG, SFI… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Quân Vương