Thúc đẩy tín dụng xanh lên một tầm mới

Cập nhật: 17:29 | 05/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vai trò của các tổ chức tín dụng đã được đẩy cao lên với xu hướng tín dụng xanh,...  

thuc day tin dung xanh len mot tam moi

Tín dụng xanh - Xu hướng của tương lai

thuc day tin dung xanh len mot tam moi

'Tín dụng xanh' ngày càng mở rộng

thuc day tin dung xanh len mot tam moi

Nam A Bank ưu đãi lãi suất gói vay tín dụng xanh

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động lồng ghép, xây dựng các giải pháp, chính sách, chương trình góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Tác động của BĐKH đe dọa tới tiến trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, tăng trưởng xanh (TTX) chính là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế theo định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần giảm nghèo và tạo động lực tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

thuc day tin dung xanh len mot tam moi
Thúc đẩy tín dụng xanh lên một tầm mới. Ảnh minh họa

Một trong những mắt xích quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX là hệ thống tài chính ngân hàng. Theo đó, hệ thống ngân hàng sẽ quyết định nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các khu vực kinh tế hoạch định nhằm phát triển kinh tế bền vững. Vì thế, các chính sách tín dụng xanh là giải pháp quan trọng hướng nền kinh tế tới mục tiêu TTX.

Theo thống kê của cơ quan này, tính đến 31/3/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 242.355 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2018. Cụ thể, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh đạt 131.839 tỷ đồng, chiếm 55%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn đạt 31.685 tỷ đồng, chiếm 13%; lâm nghiệp bền vững đạt 13.657 tỷ đồng, chiếm 5,7% và năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt 8.348 tỷ đồng, chiếm 3,5%.

Riêng về chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch, một số chính sách đã được ban hành để hỗ trợ thực hiện chương trình. Kết quả, đến nay, dư nợ chương trình đạt khoảng 38.000 tỷ đồng với hơn 17.000 khách hàng đang có dư nợ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động của ngành ngân hàng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo 4 giải pháp.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các tổ chức tín dụng, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 11 ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thứ tư, tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...), huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng.

Tín dụng xanh đã và đang chứng minh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu. Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành hoạt động tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với hiệu quả và ưu tiên đầu tư vốn tín dụng vào các lĩnh vực, dự án hỗ trợ TTX. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng chỉ rõ, hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề BVMT, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.

Theo đó, các tổ chức tín dụng cần rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu TTX; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện TTX.

Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội như nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, triển khai chương trình tín dụng có chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu TTX. Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện TTX.

Văn Khương