Thị trường chứng khoán có thể lội ngược dòng những tháng cuối năm?

Cập nhật: 15:44 | 20/07/2022 Theo dõi KTCK trên

“Chúng tôi kỳ vọng thị trường trong quý 3 sẽ sớm bước vào nhịp hồi ngắn hạn, phản ứng với các chỉ tiêu vĩ mô tích cực được công bố, cũng như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Đặc biệt, sau nhịp điều chỉnh sâu ở nhóm cổ phiếu tính chu kỳ cao như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và các ngành liên quan” .

Thị trường chứng khoán đang đối mặt với những rủi ro liên quan đến yếu tố vĩ mô từ các vấn đề liên quan đến xung đột về địa chính trị, mâu thuẫn liên quan đến chiến tranh thương mại, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và vấn đề lạm phát leo thang ở nhiều quốc gia…

Khép lại quý 2/2022, không khí ảm đạm bao trùm gần như tất cả các mã cổ phiếu. Kết phiên giao dịch 30/6/2022, chỉ số VN-Index đứng mức 1.197,60 điểm, giảm 7,36% so với tháng Năm, nhưng đã giảm 20,07% so với cuối năm 2021; HNX-Index giảm đến 41,42% xuống 277,68 điểm. Trên cả 3 sàn có đến hơn 520 mã cổ phiếu nằm dưới mệnh giá.

Không chỉ giảm về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng có sự đi xuống rõ rệt. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong nửa đầu năm 2022 đạt 25.673 tỷ đồng/phiên, giảm 14,8% so với nửa cuối năm ngoái; trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 15,2% xuống 23.677 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng quý 2, giá trị giao dịch bình quân giảm đến 34,2% xuống 20.525 tỷ đồng/phiên; trong đó giá trị khớp lệnh bình quân đạt chỉ 18.654 tỷ đồng/phiên, giảm 35,8%.

Thị trường chứng khoán có thể lội ngược dòng những tháng cuối năm?
Thị trường chứng khoán có thể lội ngược dòng những tháng cuối năm? (Ảnh minh họa)

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc nghiên cứu vĩ mô và chiến lược đầu tư, Chứng khoán KB Việt Nam cho biết, trong 10 năm trở lại đây, chỉ có 3 giai đoạn VN-Index giao dịch ở dưới mức này và cùng có điểm chung đều đến từ các rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu. Đánh giá mức độ tương đồng cao nhất của bối cảnh vĩ mô hiện tại với giai đoạn cuối năm 2015, đầu năm 2016, trong khi kinh tế trong nước vẫn phát đi những tín hiệu tích cực.

Đó là nền kinh tế tăng trưởng khá khởi sắc với GDP quý 2 tăng 7,72%, tổng mức bán lẻ, chỉ số IIP, PMI đều rất tốt. Ông Trần Đức Anh tin tưởng với nội tại mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng trưởng với GDP năm 2022 tăng 6,3%, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết duy trì tốc độ tăng trưởng cao về lợi nhuận.

Ông Trần Đức Anh nhận định, động lực tăng trưởng chính của thị trường đến từ khả năng đề kháng tốt của nền kinh tế trước những áp lực gia tăng từ ngoại biên cũng như đà tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết.

“Chúng tôi kỳ vọng thị trường trong quý 3 sẽ sớm bước vào nhịp hồi ngắn hạn, phản ứng với các chỉ tiêu vĩ mô tích cực được công bố, cũng như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Đặc biệt, sau nhịp điều chỉnh sâu ở nhóm cổ phiếu tính chu kỳ cao như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và các ngành liên quan” - ông Trần Đức Anh chia sẻ thêm.

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta, thị trường vốn là một thành phần quan trọng của cả hệ thống tài chính và các công ty chứng khoán là những lựa chọn sẵn có tốt nhất cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm những đại diện cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.

Các công ty chứng khoán đã hoạt động rất tích cực và giá cổ phiếu cũng đã tăng rất mạnh trong năm 2021 - giai đoạn bùng nổ của thị trường. Tuy nhiên, thị trường không thể tăng mãi và trên thực tế, xu hướng giảm đã bắt đầu từ tháng 1, khiến nhiều nhà đầu tư vay ký quỹ gặp khó khăn. Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục ghi nhận kết quả không mấy khả quan trong quý 2/2022, phản ánh thanh khoản ảm đạm trên thị trường.

Phần lớn lợi nhuận của các công ty chứng khoán không đến từ mảng môi giới và kết quả tự doanh không nhất thiết phải “neo” theo các chỉ số. Tuy nhiên, giá trị giao dịch trung bình/ngày (ADT) và kết quả về điểm số của VN-Index là những tập giá trị rất lớn, là chỉ báo cho kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán và tất nhiên, giá cổ phiếu có tương quan rất chặt chẽ với ADT và các chỉ số.

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta, dư nợ ký quỹ có thể đã giảm xấp xỉ 15-20% so với quý 1/2022. Tất cả những yếu tố đã nêu trên cho thấy điều kiện kinh doanh không mấy thuận lợi đối với doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 2/2022.

Theo quan điểm của Yuanta Việt Nam, thị trường chứng khoán có thể vẫn sẽ ảm đạm trong vài tuần tháng 7 và diễn biến giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán trong ngắn hạn có thể sẽ phản ánh điều này.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, sẽ có xấp xỉ 3 tỷ USD vốn được bổ sung vào nguồn cho vay ký quỹ khi các công ty chứng khoán tăng vốn cổ phần. Điều này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thị trường và cả lợi nhuận của các công ty chứng khoán.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn: Từ "gồng gánh" thành "gánh nặng" thị trường

Theo quan sát, trong vòng hơn một tháng gần đây, hàng loạt cổ phiếu thuộc vốn hoá lớn ghi nhận đà giảm sút, thậm chí ...

Tiền đang xa rời cổ phiếu bán lẻ, vốn hóa doanh nghiệp cũng theo đó mà "bay hơi"

Cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống ngay từ những ngày đầu tháng 6, sau giai đoạn tăng ...

Cổ phiếu chứng khoán "khó trăm bề"

Vốn hóa thị trường của ngành chứng khoán đã bị "thổi bay" gần 200.000 tỷ đồng từ đầu năm. Nhóm cổ phiếu từng "làm mưa ...

Linh Đan