Thận trọng với "món hời" lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Cập nhật: 11:46 | 25/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu năm 2021 được chỉ ra là do nhóm doanh nghiệp này gặp khó trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.

4353-trai-phieu-bds

Trong báo cáo cập nhật mới đây, SSI Research đã cho biết, năm 2021, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 722.700 tỷ đồng trái phiếu, tăng 56% so với năm 2020. Số trái phiếu doanh nghiệp phát hành ròng 2021 (lượng phát hành trừ đi lượng đáo hạn và mua lại trước hạn) ước tính là 438.000 tỷ đồng - tăng 63% so với lượng phát hành ròng năm 2020.

Xét về nhóm ngành, các doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm phát hành nhiều nhất với tổng cộng 318.200 tỷ đồng - chiếm 44% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành và tăng 66,3% so với năm 2020.

Nguyên nhân được chỉ ra là bởi nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản ngày càng tăng, trong khi nhóm này lại gặp khó trong tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Số lượng các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu tăng từ 141 doanh nghiệp năm 2020 lên 193 doanh nghiệp trong năm 2021. Để hấp dẫn nhà đầu tư khi mà chất lượng tài sản đảm bảo không cao, nhóm này phải duy trì lãi suất phát hành tốt hơn các nhóm khác.

Mặt khác, trái phiếu bất động sản có lãi suất duy trì ở mức cao trong cả 3 năm gần đây (10,3 - 10,6%).

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm thấp, mức giảm của trái phiếu bất động sản vẫn nhỏ nhất và một phần đến từ kỳ hạn phát hành ngắn hơn (0,33 năm). Trong khi đó, một số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất cao nhất thị trường (12 - 13%/năm) có thể kể đến Phát Đạt, Hoàng Phú Vương, Osaka Garden, Galatic Group, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Unity,…

Đáng chú ý, số trái phiếu không có tải sản đảm bảo hoặc đảm bảo (một phần/toàn bộ) bằng cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp địa ốc là 172.500 tỷ đồng - chiếm 54,2% lượng phát hành 2021. Con số thực tế có thể lớn hơn vì có tới 33.000 tỷ đồng (10%) trái phiếu bất động sản được phát hành năm 2021 không có thông tin về tài sản đảm bảo.

Theo ghi nhận, việc dùng cổ phiếu làm đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu tại các doanh nghiệp bất động sản đang ngày càng thịnh hành.

Giới chuyên gia từng cảnh báo đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Trước đó hồi quý IV/2021, SSI Research cũng lưu ý rằng việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Triển vọng sáng hơn với cổ phiếu năng lượng tái tạo sau xung đột Nga - Ukraine

Giá khí đốt tự nhiên và giá than tăng kỷ lục trên thế giới từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến ...

Nhiều cổ phiếu tăng mạnh nhờ thông tin có "ngoại binh"

Ở nhiều doanh nghiệp, cứ có tin bán cổ phần chiến lược cho nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu lại tăng mạnh.

Dòng tiền trở lại với nhóm bất động sản nhưng lại bỏ qua bluechip trong ngành, chuyên gia nói gì về tiềm năng tăng trưởng?

Thống kê cho thấy thấy dòng tiền vào nhóm bất động sản mạnh hơn so với thị trường chung trong những phiên gần đây. Đây ...

Len Tuấn

Nguồn Kiến thức Đầu tư