Phiên giao dịch ngày 12/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 11/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 12/7/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 12/7/2021: Rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu

Khối ngoại bơm hơn 2.500 tỷ đồng vào TTCK trong tuần VN-Index giảm sâu

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu ITD nằm tại mức 20.250 đồng/cp

Cổ phiếu ITD (CTCP Công nghệ Tiên Phong – sàn HOSE) đang ở trong trạng thái tiếp tục tăng giá từ đầu năm cho đến nay. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn giữ giá trị ổn định.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ITD nằm tại khu vực xung quanh 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 20.25, cắt lỗ nếu ngưỡng 15.25 bị xuyên thủng.

0648-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu MWG ở mức giá hiện tại

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) công bố doanh thu ước tính tháng 5 đạt 11.380 tỷ, tăng 10% YoY. LNST đạt 481 tỷ, tăng 26% YoY. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu và LNST đạt 51.830 tỷ đồng và 2.172 tỷ, tăng lần lượt 9% và 26% YoY, tương đương 41% và 46% kế hoạch 2021.

Động lực tăng trưởng của MWG là BHX, chuỗi Bách hóa xanh đang cho thấy những dấu hiệu tích cực sau khi áp dụng chiến lược tăng số lượng cửa hàng diện tích lớn 300-500m2 từ giữa 2020.

Doanh thu Bách hóa xanh đạt mức kỷ lục 2.500 tỷ đồng trong tháng 5, tăng 56% YoY, phần do nhu cầu tích trữ hàng hóa thiết yếu của người dân tăng mạnh trước các đợt giãn cách xã hội. Luỹ kế 5 tháng, doanh thu Bách hóa xanh đạt hơn 10.600 tỷ đồng, tăng 36% YoY. Riêng kênh Bách hóa xanh online, 5 tháng đầu năm 2021 số lượng đơn hàng và giá trị giao dịch tăng lần lượt 380% và 290% YoY. Số lượng cửa hàng có EBITDA dương chiếm 85-90%, là mức cao tích cực theo đánh giá của FSC.

Tình hình nhiều chợ truyền thống đang phải tạm dừng hoạt động do COVID, thúc đẩy người dân mua hàng tại các siêu thị, FSC kỳ vọng tình trạng này tạo ra nhiều lợi thế cho Bách hóa xanh. Hiện Bách hóa xanh đang tiệm cận mức hòa vốn EBITDA ở cấp độ công ty và chúng tôi kỳ vọng mục tiêu EBITDA sẽ dương ở cấp độ công ty vào cuối năm là điều khả thi.

MWG cũng thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu với tổng tỷ lệ 60% trong thời gian tới và đây là yếu tố tích cực hỗ trợ giá cổ phiếu.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, MWG đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 17,9x (tương ứng EPS TTM là 9.004 VNĐ), thấp hơn P/E trung bình ngành là 18,6x. Mức Stock Rating của MWG ở mức 88 điểm, trong đó Điểm cơ bản và Sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên chúng tôi vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, đồ thị giá của MWG đạt mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy rủi ro điều chỉnh ở mức thấp. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của MWG cũng được từ mức GIẢM lên TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 26.598 đồng/cp

FSC ước tính Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE – Mã: PVD) lỗ ròng 62 tỷ đồng trong quý 2/2021 do: Doanh thu Q2/2021 giảm 50% YoY xuống còn khoảng 733 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do giá cho thuê giàn khoan và khối lượng công việc giảm so với cùng kỳ năm trước; FSC kỳ vọng công ty sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng. Nếu công ty không trích lập khoản dự phòng này, PVD sẽ ghi nhận lãi ròng 42 tỷ đồng (-28,5% YoY) so với mức lỗ ròng 104 tỷ đồng trong quý 1/2021.

Chi tiết về khoản nợ khó đòi: PVD cung cấp dịch vụ khoan cho công ty Kris Energy (Aspara) Limited company, đơn vị đã thực hiện chương trình khoan tại Campuchia vào quý 4/2020. Công ty này là công ty con (sở hữu 95%) của công ty Kris Energy có trụ sở tại Singapore, đã tuyên bố phá sản vào ngày 4/6/2021. Theo báo cáo tài chính Q1/2021 của PVD, Kris Energy (Aspara) vẫn còn khoản nợ 107 tỷ đồng chưa thanh toán mặc dù vẫn còn trong thời hạn thanh toán. Chúng tôi cho rằng, PVD có thể đang tích cực thu hồi lại khoản nợ này tuy nhiên khả năng thu hồi được trong quý 2/2021 là thấp; và nếu khả năng trả nợ của Kris Energy Aspara bị nghi ngờ, chúng tôi nghĩ rằng PVD có thể sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng này.

Trong bài báo cáo cập nhật gần đây nhất, FSC đã đưa ra kỳ vọng đối với doanh thu dự báo cho năm 2021 sẽ giảm 21% YoY và đạt 4.141 tỷ đồng. FSC dự báo LNST sau CĐTS năm 2021 sẽ đạt 111 tỷ đồng, giảm 41% YoY, nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều so với dự báo lỗ ròng 43 tỷ đồng trước đó của FSC. Trên quan điểm thận trọng, khoản dự phòng nợ khó đòi cũng đã được thêm vào mô hình dự phóng của FSC, điều này giúp giải thích lại sao LNST sau CĐTS của FSC thấp hơn 20% so với dự báo của các bên.

FSC kỳ vọng năm 2022 sẽ hồi phục mạnh: Như đã thảo luận trong bài báo cáo trước đó, giá dầu tăng cao sẽ dẫn đến nhu cầu về khoan và các dịch vụ khoan cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, giàn khoan nước sâu của PVD sẽ di chuyển đến Brunei vào quý 3/2021, chấm dứt chuỗi ngày bị gián đoạn của giàn khoan này.

FSC duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 26.598 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/B năm 2021E chỉ là 0,8x. FSC cho rằng mức định giá này là khá thận trọng khi so với P/B trung vị của các công ty cùng ngành là 1,3x. Tuy nhiên, nếu kết quả kinh doanh quý 2/2021 rơi vào kịch bản thấp hơn so với kỳ vọng của các bên, giá cổ phiếu sẽ gặp áp lực điều chỉnh, điều này có thể tạo ra cơ hội mua vào ở vùng giá thấp.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 12/7/2021: Rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu

VN-Index tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (09/7). Áp lực bán vẫn đeo bám và lan rộng ở nhiều cổ phiếu, ...

UBCKNN thông tin tổng quan về thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2021

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021 vừa kết thúc, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 12-16/7/2021: Cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức thấp

Thị trường tiếp tục giảm mạnh trong phiên cuối tuần (9/7). Dòng tiền đầu tư suy yếu khi chỉ có đúng 1/19 nhóm ngành vận ...

Tân An