Những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công (P3)

Cập nhật: 07:00 | 21/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nhờ vả người khác là chuyện tưởng dễ mà không hề dễ chút nào, quan trọng là bạn có biết hỏi đúng cách không.  

nhung meo nho va nguoi khac giup do thanh cong p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P4)
nhung meo nho va nguoi khac giup do thanh cong p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P3)
nhung meo nho va nguoi khac giup do thanh cong p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P2)
nhung meo nho va nguoi khac giup do thanh cong p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P1)

Dưới đây là những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công.

Mở lời

Bước đầu tiên là bước khó nhất nhưng cũng là bước quan trọng nhất. Bạn đã từng liều nhờ ai đó giúp bạn (hoặc nếu bạn là ông chủ, “bảo” ai đó giúp bạn), đừng cảm thấy tồi tệ về điều đó – miễn là bạn lịch sự, chu đáo và thoải mái, bạn không thô lỗ theo kiểu chỉ đơn giản là nhờ (hoặc bảo) ai đó làm gì. Cố gắng tỏ ra thoải mái và ân cần nhưng cũng cần nhấn mạnh sự quan trọng của công việc mà bạn nhờ.

Nếu bạn không biết chính xác cách bạn nên nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, hãy cố gắng nói điều đó một cách ngắn gọn và ngọt ngào. Hãy nói những câu như “Nè, tôi có thể nói chuyện với anh một phút được không? Tôi băn khoăn liệu anh có thể giúp tôi lắp những ổ cứng chúng ta vừa mới nhận. Tôi không thể làm việc đó vì tôi không ở văn phòng ngày hôm nay. Anh giúp tôi chứ?”. Đừng gây áp lực cho người giúp bạn nhưng cần chắc rằng anh ấy hoặc cô ấy biết sự giúp đỡ của họ là “cần thiết”.

nhung meo nho va nguoi khac giup do thanh cong p3
Những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công

Hỏi và (biết đâu) bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ. Đừng ngại nhờ người khác giúp vì cho rằng người khác có thể thấy bạn thô lỗ hoặc áp đặt. Hãy nhìn việc đó theo hướng này – bạn cảm thấy thế nào khi người khác nhờ bạn làm gì đó? Bạn có cảm thấy tổn thương và bị xúc phạm? Hay bạn (thường) hoàn toàn sẵn sàng giúp đỡ? Có lẽ câu trả lời là ý thứ hai!

Đừng đánh giá những lời từ chối một cách cá nhân

Đôi khi, mọi người sẽ không thể giúp đỡ bạn – điều đó thật buồn nhưng đó là sự thật. Có thể vì rất nhiều lý do – lý do thường gặp nhất là người bạn nhờ đã rất bận với công việc của chính họ rồi. Đừng đánh giá điều đó một cách quá cá nhân – chỉ vì ai đó không thể (hoặc sẽ không) làm gì đó giúp bạn bây giờ không có nghĩa là họ ghét bạn. Nó thường chỉ có nghĩa là họ hoặc là bận hoặc là không muốn làm – không có gì hơn.

Nếu bạn bị từ chối, hãy cân nhắc những lựa chọn khác của bạn – bình thường bạn có thể năn nỉ người đó giúp bạn một cách lịch sự nhưng hết sức tha thiết là bạn thực sự cần họ giúp (cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn là ông chủ hoặc người có quyền lực), bạn có thể thử nhờ một người khác nữa hoặc tự làm việc đó. Nếu bạn thực sự cần giúp đỡ, đừng ngại thử các lựa chọn, một và/hoặc hai lựa chọn!

Đưa ra mục tiêu, không phải quy trình cho người giúp bạn

Đó là bí quyết để bạn không phải trải qua cơn ác mộng khi bắt đầu trở thành một người quản lý. Đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng về kết quả mà bạn mong muốn và chỉ cho người giúp bạn cách mà bạn làm việc đó, nhưng hãy nói với họ rằng họ có thể làm theo bất cứ cách nào mà họ muốn miễn là làm tốt và hoàn thành đúng thời hạn. Cho họ đủ thời gian để họ không những có thể học việc mà còn được luyện tập và có sáng kiến để nâng cao hiệu quả công việc. Đừng dạy họ như cách lập trình cho rô bốt; hãy dạy họ theo cách dạy con người – mà con người thì có thể thích ứng và cải tiến.

Cách làm này cũng được coi là thông minh bởi vì nó giúp bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi và thư giãn. Bạn sẽ muốn sử dụng thời gian mà bạn được rảnh rỗi để làm việc quan trọng hơn mà không phải luôn luôn lo lắng xem người giúp bạn đang làm việc như thế nào. Hãy nhớ rằng bạn nhờ người khác làm giúp việc đó để bạn có thể căng thẳng “ít hơn” - chứ không phải “nhiều hơn”.

Sẵn sàng đào tạo người giúp bạn

Hầu hết bạn nên dành một chút thời gian để dạy người giúp bạn cách làm công việc mà bạn nhờ họ, thậm chí khi nó là một công việc khá đơn giản. Nhớ rằng việc đó có thể dễ dàng và đơn giản với bạn nhưng có thể không đơn giản với người mà trước đây chưa làm việc đó bao giờ. Hãy sẵn sàng hướng dẫn người giúp bạn làm công việc mà bạn nhờ và kiên nhẫn tiếp nhận và trả lời những câu hỏi từ người đó.

Hãy coi thời gian bạn sử dụng để đào tạo người giúp bạn là một sự đầu tư dài hạn thông minh. Bằng việc dành một chút thời gian để dạy người giúp bạn làm được việc, bạn sẽ tiết kiệm thời gian trong tương lai để sửa chữa lỗi sai của họ.

Cung cấp nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc

Bạn có thể có sẵn các nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc nhưng người bạn nhờ có thể không tiếp cận được chúng. Những thứ như mật khẩu bảo vệ dữ liệu, thiết bị chuyên dụng và dụng cụ nào đó có thể rất quan trọng để họ hoàn thành công việc, vì thế hãy chắn chắn rằng họ có bất cứ thứ gì mà họ cần.

Hãy hiểu rằng người giúp bạn chỉ có thể làm một việc trong một lúc

Khi họ đang giúp bạn có nghĩa là họ không làm những công việc thường ngày của họ được. Đừng quên điều đó, giống như bạn, họ cũng có một thời gian biểu dày đặc. Hãy tự hỏi mình – họ sẽ để lại công việc nào hoặc nhờ người khác làm giúp công việc nào để hoàn thành việc bạn nhờ? Chắc chắn rằng bạn biết câu trả lời cho câu hỏi đó khi bạn nhờ họ giúp.

Hãy kiên nhẫn

Người mà bạn nhờ “sẽ” mắc lỗi trong lúc học một công việc mới. Đó là một phần của quá trình học. Hãy lên kế hoạch cho việc đó. Đừng nhờ ai đó làm việc gì mà cho rằng người đó sẽ giải quyết nó một cách hoàn hảo cho tới khi họ đạt được kết quả rõ ràng. Nếu công việc không diễn ra thuận lợi như bạn muốn bởi vì người giúp bạn không thể làm một công việc mới hoàn toàn mà bạn nhờ “một cách hoàn hảo” thì đó là lỗi của bạn, không phải lỗi của họ. Hãy làm cho công việc mà họ giúp bạn là một trải nghiệm cho họ học hỏi, không phải một nỗi khiếp sợ.

Khi bạn đào tạo ai đó làm gì có nghĩa là bạn đang đầu tư. Ban đầu việc này có thể làm chậm tiến độ làm việc của bạn, nhưng về lâu dài nó sẽ làm tăng hiệu quả làm việc của bạn một cách nhanh chóng, bởi vì bạn đã tiếp cận toàn bộ vấn đề với thái độ tích cực và thực tế.

Chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn có thể xảy ra

Thực hiện những kế hoạch dự phòng và luôn sẵn sàng vượt qua khó khăn nếu sự việc xảy ra không như mong muốn. Cần nhận thức được hậu quả xảy ra nếu không đạt được tiêu chuẩn hoặc hạn chót. Những trở ngại và thách thức không lường trước luôn luôn xuất hiện, dù bạn đang làm việc hay ở nhà – thậm chí công nghệ đôi khi cũng trục trặc. Hãy làm người giúp bạn tin tưởng rằng dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng sẽ thấu hiểu và giúp đỡ họ hoàn thành đúng thời hạn – đừng chỉ thấy họ gặp khó khăn là bỏ mặc họ.

Việc này cũng được coi là thông minh theo nghĩa ích kỷ - nếu người bạn nhờ sợ bị khiển trách, họ sẽ mất nhiều thời gian để che dấu lỗi của họ hơn là tập trung hoàn thành công việc.

Ghi nhận công lao của người giúp đỡ bạn nếu sự giúp đỡ của họ có ích

Nhờ người khác giúp là cần thiết nếu bạn càng ngày càng có nhiều việc phải làm. Mặc dù vậy, sẽ phản tác dụng nếu bạn nhờ ai đó giúp việc gì, để người đó làm việc cật lực với nó rồi giành tất cả kết quả cho mình. Hãy ghi nhận và khen ngợi những cố gắng của người khác nhân danh bạn.

Chắc chắn rằng bất cứ khi nào bạn hoàn thành một công việc mà có sự giúp đỡ, bạn sẽ đề cập tới tên của người đã giúp bạn.

Hãy nói “Cảm ơn”

Khi ai đó làm việc giúp bạn, việc nói lời cảm ơn với anh ấy hoặc cô ấy rất quan trọng, nó ghi nhận tầm quan trọng của sự giúp đỡ đó và nó cho họ biết bạn cảm kích về điều đó thế nào. Nếu không bạn sẽ trở thành người vô ơn kể cả khi bạn không phải là người như vậy. Nhớ rằng người khác không thể đọc được suy nghĩ của bạn. Nếu được khích lệ mọi người sẽ sẵn sàng giúp bạn trong những lần sau.

Hãy tỏ ra thoải mái. Một sự ghi nhận chân thành và đơn giản như “Tôi đã không thể hoàn thành công việc đó nếu không có bạn” có thể rất ý nghĩa với người nghe. Nếu công việc mà người đó làm giúp bạn quan trọng, bạn thậm chí có thể muốn mời anh ấy hoặc cô ấy một bữa ăn, một đồ uống, gửi tặng một thiệp cảm ơn hoặc thậm chí một món quà nhỏ.

Nhân Mã