Đội “Cứu hộ Hà Nội”: Giúp đỡ người khác là niềm vui của mình

Cập nhật: 14:30 | 07/07/2020 Theo dõi KTCK trên

“Mọi người quan niệm là giúp đỡ được người khác cũng là niềm vui của mình”, chia sẻ của chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Tùng Sơn (SN 1998) tại Hà Nội – Thành viên của đội “Cứu hộ Hà Nội”.

Khởi nghiệp với niềm đam mê bất động sản cho thuê

Lê Thiên Tuấn – Vua bán hàng đường phố

Người phụ nữ can trường khởi nghiệp trên đất khách

Ý tưởng về đội cứu hộ được nhóm thực hiện từ cách đây gần 5 năm, về việc thành lập một nhóm các thành viên thực hiện các hoạt động cứu hộ xe máy như vá xăm, thay xăm, mua xăng,... Với chi phí sửa chữa khắc phục thấp, mang tính tượng trưng vào ban đêm từ 21h-3h sáng hàng ngày bằng cách báo nhận ca qua hotline và group của nhóm.

Gia đình hoàn toàn ủng hộ khi Tùng Sơn tham gia vào đội “Cứu hộ Hà Nội”. “Mọi người quan niệm là giúp đỡ được người khác cũng là niềm vui của mình”, Tùng Sơn chia sẻ. Đội hiện tại đang có 15 thành viên, mỗi đêm sẽ có 2 - 3 thành viên tham gia trực tại điểm, các thành viên khác sẽ phân tán các địa điểm khác ở Hà Nội để chờ và tham gia cứu hộ ca.

2520 a5 600x338

Khi bắt đầu thực hiện việc đầu tiên đội gặp khó khăn đó là nguồn kinh phí để có thể mua sắm trang thiết bị cho các thành viên và duy trì hoạt động của đội. Khi mới thành lập đội có rất ít thành viên tham gia cứu hộ, cộng đồng cũng chưa biết nhiều tới các hoạt động của đội. Các hoạt động tập huấn, bổ sung kỹ năng sửa xe cho thành viên ban đầu còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, khá nhiều lần các thành viên trong đội khi đi cứu hộ bị một số đối tượng cố tình cản trở, đe dọa không cho các thành viên của đội sửa chữa giúp đỡ người hỏng xe. Không chỉ vậy, có trường hợp thành viên đi cứu hộ tới địa điểm được thông báo nhưng không tìm thấy người hỏng xe, không thể liên lạc được. Cũng có một số trường hợp người được trợ giúp nhưng lại có thái độ hành xử không đúng mực, không tôn trọng các thành viên đến cứu hộ...

2524 a7 600x450

Sau khi tham gia đội cứu hộ ngoài các công việc hàng ngày thì phải bỏ thêm khoảng thời gian từ 21h - 3h sáng để cùng đội túc trực và tham gia cứu hộ, ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian biểu, giờ giấc sinh hoạt và thời gian cho các công việc khác cũng phải sắp xếp lại.

Ngoài việc đi cứu hộ ban đêm thì ban ngày mỗi thành viên đều có các công việc riêng khác, hiện đội có nhiều thành viên là sinh viên, một số các anh chị đã đi làm. Đội vẫn thường xuyên kêu gọi sự giúp đỡ từ các nguồn tài trợ, các nhà hảo tâm cho hoạt động cứu hộ.

Rất nhiều các thành viên cũ đã rời khỏi đội vì nhiều lý do như gia đình hay áp lực về kinh tế. Không thể bám trụ cùng đội mà phải đi làm các hoạt động kinh tế, về quê, lập gia đình,...

Dù có nhiều khó khăn, những người đã ra đi nhưng vẫn còn những con người ở lại để có thể giúp cho đời, cống hiến vì cộng đồng và đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Trăn trở với nghề “làm dâu trăm họ”

Chị Nguyễn Minh Khánh (SN 1984) tại Hà Nội bén duyên với nghề dịch vụ du lịch được 8 năm. Trăn trở với nghề “làm ...

“Thổi hồn” vào vỏ sò tạo nên tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Mỗi khi đi biển, mọi người thường hay nhặt vỏ sò để giải trí, nhưng với anh Phạm Tuấn Anh (SN 1975) tại TP.HCM vỏ ...

Phụ nữ khởi nghiệp dễ hay khó?

Không phải ai khởi nghiệp đều thành công, nhưng có những thất bại trong khởi nghiệp khiến họ trở nên mạnh mẽ và nghị lực ...

Nguyễn Trang