Những câu “giao tiếp” đơn giản giúp bạn không bị mất lòng người khác (P1)

Cập nhật: 10:04 | 02/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Giao tiếp xã hội là phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhưng không phải ai cũng tự tin với khả năng ứng xử và giao tiếp của mình dù biết rằng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều. Bên cạnh những nguyên tắc ứng xử ai cũng biết, có những bí kíp nhỏ bất thành văn và ít người biết đến giúp việc giao tiếp của bạn thuận lợi hơn rất nhiều.  

nhung cau giao tiep don gian giup ban khong bi mat long nguoi khac p1 Những lời khuyên dành cho thế hệ trẻ của các tỷ phú thế giới
nhung cau giao tiep don gian giup ban khong bi mat long nguoi khac p1 Doanh nhân Phạm Thanh Hưng: Mỗi người phải hiểu bản thân cần gì
nhung cau giao tiep don gian giup ban khong bi mat long nguoi khac p1 Khởi nghiệp khó nhất là “phép chia”

Bạn hãy xem các bí kíp giao tiếp đơn giản bên dưới nhé!

1. Khen ngợi những ưu điểm ít người nhìn thấy, những phần đối phương mong muốn được khen ngợi

Người dung mạo đẹp thường muốn người khác khen mình có kiên thức, các nhà doanh nghiệp thường muốn được khen là có đạo đức, những cô gái giỏi giang muốn bạn khen cô ấy đẹp, nói chung là thiếu đâu bổ sung đó. Tôi trộm nghĩ, vậy EQ cao rốt cuộc là thế nào? Nếu anh ta thật sự nông cạn, gian thương hay xấu xí, miễn cưỡng khen ngợi không phải EQ cao, mà là dối trá.

nhung cau giao tiep don gian giup ban khong bi mat long nguoi khac p1
Ảnh minh họa

2. Lúc nói chuyện ít dùng từ "tôi", dùng nhiều từ "bạn"

Thái Khang Vĩnh từng nói, lúc nói chuyện, mỗi môt người đều là "trẫm". Ai cũng muốn nói về chính mình. Bạn nói về kinh nghiệm hoặc quan điểm của bản thân đối với một sự việc, sau đó thêm câu "còn bạn thì sao", "bạn cảm thấy thế nào", trao chủ đề nói chuyện cho đối phương, để đối phương có chút quyền lực và không gian biểu đạt, khi đó bạn sẽ trở nên đáng yêu hơn nhiều.

3. Lúc khen người khác, không nên khen chung chung, phải khen cụ thể chi tiết

"Bạn thật đẹp", "Bạn thật thông minh", "Bạn thật giỏi", đây là những câu khen ngợi thông thường, nếu muốn lời khen của mình cao cấp hơn, hãy tìm xem đối phương mệt như thế nào, thông minh ra sao, giỏi giang kiểu gì. Ví dụ, quen biết một cô gái có vóc dáng đẹp, mà cô ấy đã chán nghe những câu khen vóc dáng đẹp rồi, có người khen cô ấy "tỷ lệ những cô gái Trung Quốc có eo đẹp rất ít, chỉ có bạn là ngoại lệ", cô ấy sẽ rất ấn tượng với câu nói đó. Có rất nhiều người khen tôi "Sách bạn viết hay quá, câu văn của bạn thật lưu loát", cứ nói đi nói lại nhiều lần, tôi sẽ cảm thấy đó chỉ là mấy câu khách sáo. Nhưng nếu đối phương nói bài văn nào của tôi hay, đặc biệt thích đoạn nào, tôi sẽ rất cảm động, sẽ thấy đối phương thật sự thích văn của tôi.

4. Đừng nói "không đúng", hãy nói "đúng"

Tôi có người bạn rất thích nói "không", dù người khác nói gì, câu đầu tiên anh ta luôn là "không", "không đúng", "không phải vậy’, nhưng sau đó anh ta cũng chẳng phản bác lại gì, chỉ bổ sung thêm. Thói quen nói "không" của anh ta khiến mọi người ghét bỏ. Ai thích bị người khác phủ nhận chứ? Tôi từng phỏng vấn một vị giáo sư học thức rất uyên bác, tôi phát hiện ông ta có thói quen rất hay, bất luận ai nói gì ông ấy cũng chân thành nói "đúng", sau đó nhiệt tình chỉ ra những điểm có thể phát triển thêm trong câu nói của bạn, tiếp tục mở rộng, dần dẫn dắt tới cách nhìn nhận của ông ấy.

Một người giỏi giang như vậy lại khẳng định cách nhìn nhận của kẻ ngốc là bạn, chắc chắn bạn sẽ vừa mừng vừa lo. Hơn nữa ông ấy còn nâng quan điểm của bạn lên một mức độ cao hơn, khiến bạn cảm thấy mình và ông ấy đều là những người tài giỏi. Từ đó tôi nhận ra một điều, khẳng định đối phương trước, sau đó mới nói lên quan điểm của mình, sẽ khiến bầu không khí trao đổi thoải mái hơn nhiều.

5. Lúc nói "cảm ơn" có thể thêm chữ "bạn" hoặc tên đối phương

"Cảm ơn" và "cảm ơn bạn" khác nhau ở chỗ nào? "Cảm ơn" là phiếm chỉ còn "cảm ơn bạn" là chỉ rõ đối tượng, có tâm ý hơn rất nhiều. Đối với người xa lạ, bạn hãy nói "cảm ơn bạn". Đối với người quen, hãy thêm tên người đó vào sau chữ "cảm ơn", sẽ thân thiện hơn rất nhiều.

6. Khi muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, cuối câu hãy thêm hai chữ "được không"

Tuyệt đối đừng dùng giọng điệu ra lệnh để nói chuyện, thêm hai chữ "được không" ở cuối sẽ khiến câu nói của bạn mang sắc thái thương lượng, đối phương sẽ cảm thấy mình được tôn trọng. Tôi có người bạn là tổng giám đốc một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, mỗi lần anh ấy muốn tôi làm việc gì đều thêm cụm "có được không", "có tiện không", "được không", dùng ngữ khí thương lượng đối đãi với người có địa vị thấp hơn mình thể hiện bạn là người có văn hóa.

7. Lúc nói chuyện ít dùng từ "tôi", dùng nhiều từ "bạn"

Thái Khang Vĩnh từng nói, lúc nói chuyện, mỗi môt người đều là "trẫm". Ai cũng muốn nói về chính mình. Bạn nói về kinh nghiệm hoặc quan điểm của bản thân đối với một sự việc, sau đó thêm câu "còn bạn thì sao", "bạn cảm thấy thế nào", trao chủ đề nói chuyện cho đối phương, để đối phương có chút quyền lực và không gian biểu đạt, khi đó bạn sẽ trở nên đáng yêu hơn nhiều.

8. Dùng nhiều từ "chúng tôi", "chúng ta" có thể nhanh chóng kéo gần khoảng cách một mối quan hệ

Ví dụ lúc gặp mặt người mới quen biết, bạn thay câu "ngày mai gặp nhau ở đâu" thành "ngày mau chúng ta gặp nhau ở đâu", chỉ thay đổi một chút nhưng lại có vẻ thân thiện hơn, đúng không?

9. Lần đầu gặp mặt nhất định phải nhớ tên đối phương

Cách đây nhiều năm, khi tôi mới vào làm ở toàn soạn báo, là một phóng viên quèn, có lần phỏng vấn Lương Văn Đạo, anh ấy hỏi tên tôi. Sau đó một năm, lần thứ hai gặp mặt, anh ấy vừa mới đến đã gọi tên tôi, khiến tôi rất cảm động. Nhiều người hay kêu than mình không nhớ nỗi tên người khác. Thật ra không phải bạn không nhớ, chẳng qua bạn cho rằng việc này không quan trọng mà thôi. Nếu bạn thật sự ý thức được tầm quan trọng của nó, bạn nhất định sẽ ghi nhớ.

10. Chân thành nói những lời thật lòng chứ không phải khó nghe

Bạn có thể chê bạn mình béo, nhưng không thể nói cô ấy béo như "lợn". Trêu chọc và xúc phạm. hài hước và nói kháy, thẳng thắn và vô duyên là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nguyễn Sinh