Nhận định chứng khoán ngày 8/4/2022: Giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ

Cập nhật: 18:00 | 07/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường điều chỉnh trên diện rộng dưới áp lực bán chốt lời khi không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Thanh khoản không tạo được đột biến cho thấy lực cung phần nhiều là hành động chốt lời ngắn hạn của một bộ phận nhà đầu tư. Theo nhận định, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm và NĐT có thể cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến cho phiên giao dịch 8/4/2022.

Thị trường là tiếp tục giảm

(CTCK Đông Á - DAS)

Giao dịch của thị trường hôm nay bất ngờ trở nên kém tích cực khi lực bán xuất hiện trên hầu hết các nhóm ngành. Nhóm cổ phiếu VN30 có những nỗ lực đỡ thị trường trong giờ giao dịch buổi sáng, nhưng nỗ lực bất thành, cổ phiếu vốn hóa lớn chịu chung sóng giảm giá với cổ phiếu vừa và nhỏ. Về mặt kỹ thuật, với đa số các mã chứng khoán đang giao dịch dưới đường trung bình 20 ngày, cho thấy kỳ vọng ngắn hạn của thị trường là tiếp tục giảm.

1742-chung-khoan-do-774
Nhận định chứng khoán ngày 8/4/2022: Giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Kiên định với nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản

(CTCK MB - MBS)

Thị trường trong nước điều chỉnh trên diện rộng khi không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt, trong khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn thì nhóm cổ phiếu Vn30 cũng chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, sức ép từ hoạt động bán ròng mạnh trong phiên hôm nay từ khối ngoại cũng là nhân tố khiến thị trường trượt dốc trong những phút cuối phiên.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HSX còn 25.314 tỷ đồng so với mức 28.708 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 24.917 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng có 764 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 7888 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Về kỹ thuật, với phiên giảm mạnh kể từ giữa tháng 3 cho tới nay, chỉ số Vn-Index đang retest trenline giảm kể từ đầu năm, đâu cũng là vùng cận trên của xu hướng đi ngang kéo dài hơn 3 tháng qua. Với sự xoay vòng liên tục của dòng tiền kể từ đầu tuần, từ nhóm chứng khoán đến đầu tư công, vật liệu xây dựng, hóa chất, dầu khí… Do vậy, nhà đầu tư không nên lướt sóng, kiên định với nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản.

VN-Index quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm

(CTCK BIDV – BSC)

Thị trường mở cửa quanh ngưỡng tham chiếu trước khi có một cơn sóng thần ập đến quét chỉ số ra ngoài đảo xa. Bất chấp những nỗ lực vùng vẫy ở đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục bị sóng kéo trở về quanh 1.500 điểm. Bị sóng đánh tơi tả nhất là nhóm cổ phiếu Bất động sản, Xây dựng với nhiều mã đồng loạt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, bộ ba Bank, Chứng, Thép cũng bị cuốn “lạc trôi”. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 16/19 ngành giảm điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới, nhiều khả năng thị trường sẽ quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tiếp theo.

VN-Index quay lại đà tăng trong phiên tiếp theo

(CTCK BOS - ART)

Về kỹ thuật, cây nến đặc màu đỏ ngày hôm nay dù thể hiện tâm lý tiêu cực áp đảo nhưng khối lượng giao dịch lại không vượt trội so với trung bình 20 phiên cho thấy lực bán của dòng tiền lớn không diễn ra trên toàn bộ thị trường, mà nhắm vào một số cổ phiếu cụ thể.

Điểm số lùi về sát ngưỡng hỗ trợ 1.500 điểm và đường MA20 cũng đang hướng lên trên 1.490 điểm là vùng được kì vọng sẽ hỗ trợ điểm số quay lại đà tăng trong phiên tiếp theo. Tuy vậy rủi ro lãi suất tiếp tục tăng là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi và sử dụng đòn bẩy tại thời điểm này.

Chốt lời bớt các cổ phiếu đã có lợi nhuận

(CTCK Vietcombank - VCBS)

Chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm khá đáng kể dưới áp lực bán chốt lời trong phiên, tuy nhiên thanh khoản không tạo được đột biến cho thấy lực cung phần nhiều là hành động chốt lời ngắn hạn của một bộ phận nhà đầu tư. Nhìn chung giai đoạn hiện tại của thị trường vẫn phù hợp hơn cho hoạt động "lướt sóng" ngắn hạn theo sự vận động của dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc "mượn" đà giảm của thị trường để chốt lời bớt các cổ phiếu đã có lợi nhuận, đồng thời gia tăng thêm tỉ trọng của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chú ý tiếp tục tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư và không lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn "tranh tối tranh sáng" như hiện tại.

VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại

(CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

Tâm lý nhà đầu tư có phần tiêu cực, nhất là về cuối phiên khiến áp lực bán gia tăng ngay sau đó và nhất là trong phiên ATC. Và nếu nhìn trên góc độ thanh khoản khớp lệnh thì có thể thấy là giá trị giao dịch trong phiên hôm nay đã suy giảm so với phiên tăng trước đó và chỉ số VN-Index (-1,35%) lại giảm khá mạnh cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng trong việc mua vào, dẫn đến việc áp lực bán không quá mạnh cũng đủ để khiến thị trường "đỏ lửa". Rất may là các ngưỡng hỗ trợ tiềm năng của thị trường lần lượt là ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và ngưỡng kỹ thuật 1.490 điểm (MA20-50) vẫn được giữ vững để tạo điểm tựa cho phiên tiếp theo.

Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 8/4, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nếu như vùng hỗ trợ trong khoảng 1.490-1.500 điểm được giữ vững. Những nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước đó trong vùng hỗ trợ 1.425-1.450 điểm có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và canh chốt lời nếu thị trường tiến vào vùng kháng cự mạnh trong khoảng 1.530-1.550 điểm.

Giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ

(CTCK Yuanta Việt Nam - FSC)

FSC cho tằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.490 – 1.492 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có chiều hướng tăng dần cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên cơ cấu lại danh mục. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn cũng thận trọng hơn diễn biến hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung bị hạ từ mức TĂNG xuống TRUNG TÍNH. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên bán hết toán bộ danh mục và có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 40-45% danh mục.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Phiên giao dịch ngày 8/4/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng phiên 7/4, VHM cùng HPG tiếp tục là tâm điểm

Khối ngoại có phiên giao dịch không mấy tích cực khi bán ròng tới 535 tỷ đồng, tâm điểm chủ yếu là các cổ phiếu ...

Tin tức chứng khoán 17h00’ hôm nay 7/4/2022: PGC, PSG, SBT, SJS, TTF, CII

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Thiện Nhân

Tin liên quan