Nhà đầu tư nội miệt mài cắt lỗ cổ phiếu ngân hàng

Cập nhật: 16:40 | 27/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong khi nhóm nhà đầu tư trong nước đang tỏ ra ngán ngẩm trước diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong những tuần gần đây, khối ngoại bắt đầu phát động thái gom hàng với tâm điểm là các mã như CTG, LPB,...

Khác với sự sôi nổi của những tháng đầu năm, trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư tỏ tâm lý chán nản nếu nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng trong danh mục. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, không khó để bắt gặp những than thở của nhà đầu tư khi thảo luận về nhóm ngân hàng như "chưa biết đâu là đáy", "không biết khi nào "về bờ" hay "đu đỉnh cổ phiếu bank".

3257-gte
Nhận định của một nhà đầu tư trên diễn đàn

Nhà đầu tư nội tháo chạy

Từ góc độ của phân tích kỹ thuật, khi đưa cổ phiếu ngân hàng ra thảo luận, những nhân viên môi giới chứng khoán cũng không còn hào hứng khi cổ phiếu liên tục lập đỉnh như trước. Thay vào đó là những khuyến nghị có phần thận trọng như đứng ngoài quan sát, thậm chí là cắt lỗ dể tìm kiếm các cơ hội khác trên thị trường.

Một điểm đáng quan tâm, nhóm ngân hàng đang chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại thời điểm 19/8/2021, cổ phiếu ngân hàng chiếm 31,64% quy mô vốn hóa của sàn HOSE, bỏ xa nhóm thứ hai là bất động sản với 24,56%. Bởi vậy, cổ phiếu ngân hàng thường có sự tác động lớn đến xu hướng của VN-Index.

Tâm lý chờ bán mỗi nhịp hồi phục trong khi dè dặt mở vị thế mua mới vô hình trung đã đẩy cổ phiếu ngân hàng rơi vào tình trạng tăng giá ít nhất khi thị trường hồi phục trong khi giảm mạnh nhất mỗi khi thị trường giảm điểm.

"Cổ phiếu ngân hàng mình đầu tư giảm khi thị trường tăng. Khi thị trường giảm sâu hơn, cổ phiếu mình nắm giữ giảm mạnh hơn nữa", một nhà đầu tư chia sẻ.

Nhìn sang các nhóm cổ phiếu dậy sóng giai đoạn vừa qua như cảng biển - logistic, phân bón, chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng có vẻ thêm nặng nề.

Ngân hàng - Ảnh 1.
Cổ phiếu CTG của VietinBank liên tục giảm giá sau khi chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu
Nguồn: TradingView

Trước đó, hàng loạt công ty chứng khoán đã có đưa ra những báo cáo điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh của loạt nhà băng lớn trong giai đoạn nửa sau năm 2021 sau khi nhóm này đã ghi nhận những bứt phá cả về kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu trong nửa đầu năm.

Thêm vào đó, trong nửa cuối năm 2021 này, áp lực bán có thể sẽ gia tăng khi các ngân hàng phát hành thêm về tài khoản từ các đợt chia cổ tức, chào bán cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, nhiều mã ngân hàng khác cũng giảm giá mạnh và bào mòn tài khoản nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Như vậy, từ chỗ được coi là cổ phiếu "vua", nhóm ngân hàng đang trở thành áp lực với những nhà đầu tư nắm giữ thời điểm hiện tại.

Khối ngoại vào hàng

Kết hiên giao dịch cuối tuần ngày 27/8/2021, cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục sụt giảm bất chấp VN-Index, HNX-Index và UpCOM tăng mạnh.

Cổ phiếu LPB lao dốc mạnh, khối ngoại vẫn miệt mài gom STB, MBB và bắt đáy CTG - Ảnh 1.

Trong nhóm ngân hàng, có 8 mã tăng giá còn lại 17 mã giảm và 2 mã về giá tham chiếu

Trong nhóm giảm, LPB của LienVietPostBank giảm thê thảm nhất khi để mất 4,2% trong phiên hôm nay, tương đương 950 đồng và lui về 21.800 đồng/cổ phiếu. Mức giảm của LPB cũng bỏ xa mức giảm của nhóm còn lại khi cổ phiếu giảm sâu thứ 2 là HDB của HDBank chỉ giảm 1,3% tương đương 350 đồng xuống 26.500 đồng/cổ phiếu.

Được biết, hôm nay là ngày chốt danh sách chi trả cổ tức tỷ lệ 25% của HDB, và ngày điều chỉnh giá là hôm qua 26/8 khi giá từ trên 33.000 đồng lui về 27.050 đồng.

CTG của VietinBank sụt giảm liên tục những phiên vừa qua, đến hôm nay có lúc tiếp tục rơi về vùng sát 30.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi thiết lập đáy, cổ phiếu này đảo chiều hồi phục nhanh, đóng cửa tại 31.150 đồng chỉ còn giảm 50 đồng so với phiên trước và là cổ phiếu giảm nhẹ nhất trong số 17 mã kết phiên tại giá đỏ. So với mức giá điều chỉnh khi chia cổ tức, cổ phiếu CTG hiện vẫn thấp hơn khoảng 15%.

SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội hôm qua tăng giá ấn tượng 2,8% nhờ thông tin bán công ty tài chính, thì đến phiên hôm nay lại quay đầu giảm bởi áp lực "tin ra là bán" của không ít nhà đầu tư. Đóng cửa phiên, SHB giảm 300 đồng về 27.900 đồng/cổ phiếu.

Điểm tích cực hôm nay là nhu cầu bắt đáy ở nhiều cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện cùng khối lượng giao dịch tăng cao trong đó đáng chú ý là LPB và CTG.

Khối ngoại cũng miệt mài mua vào, tiếp tục mua ròng hơn 1,8 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội, mua ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu STB của Sacombank đồng thời mua ròng 700.000 cổ phiếu CTG.

Ở một diễn biến khác liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, chiều 27/8/2021, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông tin điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc kể từ ngày 1/9/2021. Theo đó, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm (giữ nguyên so với hiện hành); đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm (giảm từ mức 0,05% hiện hành).
VCSC: NIM của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021

Tính toán của VCSC cho thấy lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) của Techcombank sẽ ổn định vào năm 2021 ở mức khoảng 7,58% ...

Ngân hàng vẫn dồn dập phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Hầu hết lượng trái phiếu ngân hàng phát hành gần 2 tháng qua đều do các công ty chứng khoán và ngân hàng mua lại

Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo

Mới đây, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo ...

Quốc Trung