VCSC: NIM của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021

Cập nhật: 14:12 | 27/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Tính toán của VCSC cho thấy lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) của Techcombank sẽ ổn định vào năm 2021 ở mức khoảng 7,58% so với năm 2020.

1012-tech278
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB)

Theo báo cáo phân tích mới cập nhật của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), việc cắt giảm lãi suất cho vay mới đối với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tương đương với việc Techcombank hy sinh 15 điểm cơ bản (0,15%) trong lợi suất tài sản sinh lãi.

Cụ thể, Techcombank đã thông báo sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất cho vay có chọn lọc áp dụng từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2021 đến 1,5% cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ hiện hữu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19.

Đồng thời giảm đến 1% cho khách hàng doanh nghiệp mới ở mọi thành phần kinh tế cũng như khách hàng bán lẻ mới chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19.

Các chuyên gia phân tích của VCSC đánh giá tỷ trọng vốn vay được giải ngân cho các lĩnh vực có thể nhận được ưu đãi cắt giảm lãi suất tại Techcombank là khá thấp.

Với giả định rằng 15% các khoản vay doanh nghiệp trong quý II/2021 sẽ được cắt giảm lãi suất cho vay trung bình là 1,3%, tất cả các khoản vay doanh nghiệp mới sẽ nhận được mức cắt giảm lãi suất cho vay trung bình là 0,8% và 15% khách hàng bán lẻ của năm 2021 sẽ được giảm lãi suất cho vay trung bình là 0,8 điểm %.

Tính toán của VCSC cho thấy lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) của Techcombank sẽ ổn định vào năm 2021 ở mức khoảng 7,58% so với năm 2020.

Đáng chú ý, mặc dù giảm lãi suất cho vay nhưng các chuyên gia phân tịch lại nâng NIM dự phóng năm 2021 thêm 0,08% so với dự báo trước đó trong nửa cuối năm 2021 nhờ chi phí vốn giảm đáng kể.

Nhờ NIM tăng làm thu nhập lãi thuần tăng, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối dự kiến tăng và việc giảm chi phí hoạt động như chi phí marketing, đầu tư chuyển đổi,...là những lý do để VCSC điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế ước tính của Techcombank lên 16.800 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước và tăng 1,1% so với dự báo trước đó.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho rằng trong trường hợp dịch COVID-19 gây ra các gián đoạn nghiêm trọng, tỷ lệ các khoản vay được cơ cấu lại trên tổng dư nợ có thể tăng 10% -20% từ mức 0,8% của quý II.

Ngân hàng vẫn dồn dập phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Hầu hết lượng trái phiếu ngân hàng phát hành gần 2 tháng qua đều do các công ty chứng khoán và ngân hàng mua lại

Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo

Mới đây, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo ...

Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp bất động sản gặp khó

Theo báo cáo tài chính bán niên đã kiểm toán, nhiều ngân hàng đã giảm dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động ...

Anh Khôi

Tin cũ hơn
Xem thêm