Năm 2021: "Sóng" vẫn còn ở cổ phiếu ngân hàng?

Cập nhật: 10:57 | 16/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Năm 2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có thể tiếp tục nắm giữ nhờ sự hồi phục của nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ tốt hơn trong đó các cổ phiếu có câu chuyện tăng vốn sẽ thu hút được dòng tiền.

Cổ phiếu ngân hàng có tăng giá khi lên sàn?

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được khuyến nghị

Nhiều khuyến nghị từ Công ty Chứng khoán SSI vẫn đang đưa nhóm cổ phiếu ngân hàng vào cơ hội đầu tư tháng 12 và cho cả năm 2021 với cơ sở nhìn nhận ngành ngân hàng được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn...

13 ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI Research (chiếm 27,4% vốn hóa HOSE) đã ghi nhận kết quả kinh doanh đáng khích lệ trong quý III/2020 với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 29.700 tỷ đồng (tăng 6,6% so với cùng kỳ).

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, triển vọng chung của ngành ngân hàng tốt hơn so với ước tính trước đây do ít bị ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ 2 của dịch COVID-19. Theo đó, SSI nâng đánh giá lên khả quan đối với ngành trong năm 2021.

Trong khi đó, triển vọng và các thông tin liên quan đến cổ tức bằng cổ phiếu sẽ hỗ trợ tăng giá của cổ phiếu ngân hàng trong quý IV/2020 đồng thời tác động tích cực lên thị trường chung.

Theo ông Quản Trọng Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích, Khối Khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng, đến nay, định giá của các cổ phiếu ngân hàng mới quay lại mức đầu năm, tức vẫn ở mức hợp lý.

Thêm vào đó, triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng trong năm 2021 vẫn là tiếp tục phục hồi, lợi nhuận ngành ngân hàng nửa cuối năm sau dự báo vẫn tốt hơn nên định giá vẫn hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, lợi nhuận có khi chỉ đóng góp khoảng 30% vào đà tăng của cổ phiếu.

Ông Thành cho rằng, thời gian tới, việc tăng vốn của các ngân hàng lớn có thể sẽ giúp sự chú ý của thị trường với nhóm ngân hàng được duy trì đồng thời giúp các ngân hàng cũng có khả năng tăng lợi nhuận tốt hơn.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS) đánh giá các thông tin tốt về cổ phiếu ngân hàng đã phản ánh đầy đủ vào giá ở thời điểm này.

Trong ngắn hạn có thể chững lại một chút, có thể điều chỉnh nhưng là để tiếp tục xu hướng đi lên - điều chỉnh là cơ hội đầu tư tốt.

Năm 2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có thể tiếp tục nắm giữ nhờ sự hồi phục của nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ tốt hơn trong đó các cổ phiếu có câu chuyện tăng vốn sẽ thu hút được dòng tiền.

Ngoài các ngân hàng có kế hoạch tăng vốn kể trên, ông Thành khuyến nghị, các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động như TCB, hoặc tiến hành các thương vụ bán tài sản như VPB bán FE Credit, SHB bán SHB finance cũng sẽ thu hút được dòng tiền.

Ở một góc phân tích khác, theo quan điểm của ông Lê Khánh Tùng, Chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán MB (MBS), xu thế chung năm sau của cổ phiếu ngân hàng vẫn là tăng. Các ngân hàng lớn như VCB, BID, CTG, MBB… sẽ dẫn sóng, ít nhất trong nửa đầu năm 2021.

Các ngân hàng quốc doanh trong đợt dịch bệnh trích lập nhiều chi phí, “chạy chậm lại”, dự báo năm sau sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, còn chất xúc tác là đầu tư công, các đơn vị chủ đầu tư có thể vay vốn nước ngoài, vốn Nhà nước và vay ngân hàng thì tập trung ở các ngân hàng quốc doanh như BIG, CTG, VCB – cũng là động lực cho các ngân hàng này năm sau.

5543-cpn
Ảnh minh họa (nguồn internet)

SSI khuyến nghị với 3 cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, MBB, TCB.

Cụ thể, với CTG, ngân hàng này đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2017 và 2018 với tổng tỷ lệ gần 28,8%. Cổ tức ước tính thanh toán vào tháng 12/2020 hoặc chậm nhất là quý I/2021.

Bên cạnh đó, Nghị định 121 đã tạo tiền đề cho CTG tăng vốn cấp 1 nhờ bổ sung các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vào danh sách được Nhà nước bổ sung vốn. Do đó, ngay cả khi giới hạn sở hữu Nhà nước không thay đổi, CTG vẫn có khả năng phát hành vốn mới cho nhà đầu tư

SSI đánh giá, Nhà nước có thể giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 65%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến với dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 58/2016/QĐ-TTg dự kiến ban hành năm 2021, trong đó ngành ngân hàng được chuyển từ nhóm "Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ" sang "Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 65% vốn điều lệ".

Với MBB, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao và liên tục tăng trong những quý gần đây (lên mức 37,7%), lãi suất tiền gửi giảm, cho vay bán lẻ phục hồi và đẩy mạnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao đã giúp biên lãi suất (NIM) quý III/2020 tăng thêm 44 điểm phần trăm so với quý trước đó.

SSI ước tính NIM bình quân 2021 sẽ tăng lên mức 5,04% từ 4,97% của 9 tháng năm 2020. Lợi nhuận 2021 kỳ vọng đạt 11.700 tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ).

TCB cũng được xem là ngân hàng hưởng lợi nhiều nhất trong môi trường lãi suất thấp. TCB vượt xa các ngân hàng khác trong việc phân phối các sản phẩm đầu tư đến khách hàng cá nhân mà tiêu biểu nhất là trái phiếu chính phủ và chứng chỉ quỹ trái phiếu.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp khiến nhu cầu đầu tư trái phiếu tăng mạnh, với kho hàng lớn (trái phiếu doanh nghiệp chiếm tới gần 15% tổng tài sản sinh lãi của TCB) và hệ thống phân phối hiệu quả, thu nhập phí của TCB đã tăng tới 80% so với cùng kỳ trong quý III/2020 và dự kiến sẽ tiếp tục khả quan.

SSI ước tính lợi nhuận 2020 và 2021 của TCB là 14.600 tỷ đồng và 15.300 tỷ đồng, tăng lần lượt 13,4% và 8,6% so với cùng kỳ.

VN-Index bật tăng trở lại, nhóm bất động sản khu công nghiệp hút dòng tiền

Sau phiên giao dịch tiêu cực ngày 15/12, tâm lý nhà đầu tư có phần ổn định trở lại khi các cổ phiếu ngân hàng ...

Lợi nhuận 1 tỷ sau 9 tháng, Lắp máy Dầu khí (PXS) bị buộc nộp 4 tỷ đồng do khai sai thuế

Ngày 14/12, CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (HOSE: PXS) vừa công bố về việc điều chỉnh thuế sau kiểm toán ...

Phiên giao dịch ngày 16/12/2020: Những cổ phiếu cần lưu ý

Báo Đầu tư Chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán đối với một số cổ phiếu tâm ...

Hữu Dũng