Gom cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau với giá mục tiêu 14.800 đồng

Cập nhật: 18:27 | 23/11/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Chứng khoán FPT (FTPS) vừa đưa ra báo báo triển vọng tích cực về hiệu suất hoạt động của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) trong giai đoạn 2020 - 2024...

Đạm Cà Mau lên kế hoạch lãi sau thuế giảm 88%, xác định Tây Nam Bộ là thị  trường mục tiêu

Tại báo cáo tài chính quý III/2020, DCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kì năm ngoái.

Trong quý, giá vốn hàng bán của công ty ghi nhận 1.762 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kì, chủ yếu do giá vốn hàng bán urê tăng; lợi nhuận gộp cải thiện ở mức 257 tỷ đồng, hơn gấp đôi giá trị cùng kì năm ngoái. Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp lần lượt tăng 12 tỷ đồng và 32 tỷ đồng, tương ứng tăng 15% và 67% so với cùng kì.

Kết quả quý III, DCM đem về 101 tỷ đồng lãi sau thuế công ty mẹ, gấp hơn 14 lần giá trị ghi nhận cùng kì năm ngoái.

Theo FPTS, mảng Urê của DCM đã tăng trưởng ổn định với thị phần top đầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường Châu Á. Theo đó, phân Urê là sản phẩm chủ lực của DCM, chiếm gần 78% tổng doanh thu và tăng trưởng ổn định qua các năm. Với việc gia tăng hiệu suất hoạt động từ 110% lên 115,6% công suất thiết kế (CSTK) trong năm 2021, sản lượng phân Urê có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của DCM.

Việt Nam hiện nhập khẩu từ 400 - 500 ngàn tấn phân NPK chất lượng cao (chiếm 11% - 13% tổng nhu cầu tiêu thụ) do chất lượng nguồn cung nội địa chưa đảm bảo. Nhà máy NPK công nghệ Urê hóa lỏng của DCM (CSTK 300.000 tấn/năm) dự kiến vận hành thương mại từ quý 1/2021.

Với chiến lược gia nhập thị trường từ sớm, FPTS kỳ vọng đây là động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho DCM trong những năm tới.

Ngoài ra, chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón được trình Quốc hội 14, nếu được thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021. DCM là một trong số các doanh nghiệp hưởng lợi nhất ngành khi tiết giảm được 2,3 - 2,5% chi phí giá vốn, khoảng 80 – 150 tỷ đồng mỗi năm, từ đó cải thiện biên lợi nhuận cho DCM.

FPTS kỳ vọng kết quả kinh doanh của DCM sẽ cải thiện khi công ty trả hết nợ vay vào năm 2021 và nhà máy hết khấu hao từ năm 2024. Năm 2021, DCM trả khoản vay cuối cùng cho nghĩa vụ nợ khi xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau. Năm 2024, nhà máy Đạm Cà Mau hết khấu hao, kết quả kinh doanh kỳ vọng sẽ phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động của DCM trong những năm tới.

Qua đó, FPTS khuyến nghị mua DCM với giá mục tiêu 14.800 đồng/cổ phiếu.

Kết phiên giao dịch ngày 23/11, cổ phiếu DCM giảm nhẹ 0,8% về mức 12.150 đồng (mức trung bình 10 phiên gần nhất); khớp cuối phiên đạt hơn 3,6 triệu đơn vị.

PVN ước hoàn thành 83% kế hoạch doanh thu trong 10 tháng, nộp ngân sách trên 58 nghìn tỷ đồng

Ngày 5/11/2020, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chủ trì giao ban trực tuyến với ...

Đạm Cà Mau (DCM) báo lãi ròng 460 tỷ sau 9 tháng

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020.

Đạm Cà Mau (DCM) dự chi hơn 300 tỷ đồng trả cổ tức 2019

Ngày 29/10 tới đây CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã chứng khoán: DCM) sẽ chốt danh sách cổ đông ...

Quốc Trung