Giữ gìn và phát huy nét đẹp Truyền thống làng nghề mây, tre đan Phú Vinh

Cập nhật: 16:13 | 28/06/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với những thăng trầm và thay đổi của xã hội, có những làng nghề bị mai một, nhưng cũng có làng nghề vẫn gìn giữ được nét tinh hoa truyền thống. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Xã Phú Vinh - huyện Chương Mỹ-Hà Nội), một trong những cái nôi của nghề mây tre đan Việt Nam là một trong những làng nghề như vậy.

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh


Truyền thống nghề mây, tre đan quý báu

Trải qua bao nhiêu thế kỷ và thăng trầm của xã hội, Phú Vinh vẫn giữ được nét đẹp của làng quê Bắc Bộ. Ở Phú Vinh, cùng nghề nông, nghề mây, tre đan thủ công vẫn là nghề trọng yếu, cung cấp công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Năm 2002, làng nghề chính thức được Nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống. Làng có 6 thôn, 4 xóm thì 100% thôn, xóm với khoảng 2.700 hộ (chiếm 90% số hộ toàn xã) tham gia làm nghề này. Ngoài ra, Phú Vinh còn có tới 27 công ty và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ, là đầu mối gom hàng trăm doanh nghiệp.

Xưa kia, người ta đan mũ, giỏ đựng bằng lông cò, cỏ lau… những nguyên liệu đó dần dần khan hiếm họ đã thay thế chúng bằng mây, tre... có nhiều tính năng ưu việt hơn để đan thành nhiều mặt hàng sản phẩm phong phú. Cũng như bây giờ, ngoài mây, tre, người ta đã tìm tòi sáng tạo phát triển thêm cả nguyên liệu giang, nứa, gốm, sứ,… để đan, dệt thành sản phẩm ngày một hoàn thiện, sắc nét hơn.

Mây, tre đan là nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường với bộ óc tinh tế và đức tính cần mẫn, tì mỉ. Với đôi bàn tay khéo léo, những người thợ đã biến những chất liệu bình dị, đơn giản thành những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt. Không có máy móc hiện đại nào có thể thay thế được những đường nét tinh xảo, tài hoa từ đôi bàn tay của các nghệ nhân.

Để sản xuất mây tre đan các nghệ nhân chuẩn bị rất kĩ càng từ khâu lựa chọn cho đến khâu chế tạo ra sản phẩm rất công phu và tỉ mỉ. Từ những vật dụng hằng ngày như: rổ, rá, khay.. nơi đây còn tạo ra những sản phẩm nội thất trang trí như: “lẵng hoa, bình hoa, đèn ngủ,..”. Với những đôi bàn tay khéo léo các nghệ nhân đã tạo nên hàng trăm cách đan khác nhau như kết hình hoa với màu sắc tạo nhiều sản phẩm có thẩm mĩ và giá trị cao.

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh

Nghề mây tre đan trở thành nguồn thu nhập lớn cho mọi gia đình


Người giữ “lửa” nghề mây, tre đan và giữ “hồn” Phú Vinh

Ngày nay, làng nghề mây tre đan Phú Vinh tuy không còn giữ được diện mạo khi xưa nhưng vẫn còn đó những người con yêu nghề, giữ nghề và đam mê với nghề. Họ luôn mong muốn nghề này vẫn được lưu giữ mãi mãi.

Tấm gương tiêu biểu cho sự yêu nghề nơi đây phải kể đến gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (SN 1963) – một trong những gia đình có truyền thống từ lâu đời, hơn 40 năm làm nghề và dành trọn vẹn tâm huyết giữ gìn và phát triển - ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Yêu nghề và muốn giữ nghề và muốn phát triển, ông đã truyền lại công thức nghề cho con gái là chị Nguyễn Thị Hân.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh chia sẻ: “Hiện nay, có một xu hướng chung đó là thế hệ trẻ, họ không còn quan tâm nhiều với nghề, rất ít gia đình vẫn còn lưu giữ làng nghề thì việc giáo dục tình yêu nghề nghiệp nó cũng rất quan trọng. Gia đình tôi, trải qua rất nhiều thăng trầm mà làng nghề vẫn luôn tồn tại đến ngày hôm nay là do những sản phẩm nó nuôi dưỡng.

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đang tỉ mỉ với sản phẩm của mình


Chị Nguyễn Thị Hân (SN 1981) chia sẻ: “Tôi làm nghề mây tre đan cũng được mấy chục năm, đây là nghề truyền thống mà ông cha để lại nên tôi luôn cố gắng để làm sao có thể gìn giữ và phát huy được tốt nhất nghề này, mong muốn lớn nhất của tôi là các thế hệ con cháu cũng sẽ lưu giữ và bảo tồn được nghề truyền thống của cha ông để lại”.

Cùng với chị Hân, chị Nguyễn Thị Mai là người thợ đang làm tại xưởng nhà chị Hân tâm sự: “Đứng trước nguy cơ và thách thức, Việt Nam ít tiêu thụ nên chúng tôi thường xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng với những chính sách và chủ trương giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền địa phương thì làng nghề mây tre đan vẫn đang được phát triển”.

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hân

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh

Những sợi mây, tre được các nghệ nhân cắt tỉ mỉ

giu gin va phat huy net dep truyen thong lang nghe may tre dan phu vinh

Sản phẩm mây, tre đan Phú Vinh có nhiều mẫu mã, đa dạng khác nhau


Có thể thấy, nghề đan lát thủ công tại làng nghề truyền thống này có vị trí rất quan trọng với người dân địa phương. Chính yếu tố truyền thống, sự yêu nghề đã trở thành mấu chốt giúp cho người dân Phú Vinh sống được với nghề mà cha ông để lại. Và hi vọng rằng, với giá trị tinh hoa văn hóa đó, người dân Phú Vinh có bước đột phá sáng tạo ra các sản phẩm mới để giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Phương Nguyễn

Tin liên quan