Đổi mới khoa học công nghệ: Kim chỉ nam của một nền kinh tế năng động

Cập nhật: 17:51 | 08/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển kinh tế dựa trên việc gia tăng vốn đầu tư và lao động giá rẻ không còn là lợi thế của các quốc gia. Vì thế, việc tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một nội dung xuyên suốt được tập trung chỉ đạo từ các văn kiện của Đảng đến chính sách, pháp luật của nhà nước và phối hợp triển khai thực hiện của các ngành, các cấp trên các lĩnh vực.

doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong Thủ tướng đề nghị bổ sung đột phá phát triển khoa học công nghệ
doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong Chủ tịch Tập đoàn GFS: “Thành lập Viện nghiên cứu trong doanh nghiệp tư nhân là xu thế tất yếu”
doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong “Làm sao dân ta giàu hơn, nước ta mạnh hơn” bằng trí tuệ và khoa học

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 5 Khóa XII đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thúc đẩy KH&CN phát triển mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó là việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về KH&CN.

doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong
Đổi mới KH&CN - con đường dẫn đến thành công của mọi nền kinh tế hiện đại

Cùng với đó, chính sách khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư mạo hiểm được đưa vào các nghị định hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 thông qua việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Ở thời điểm hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai rà soát, tái cấu trúc các Chương trình KH&CN quốc gia theo hướng xác định doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia, là nơi tiếp nhận và chuyển các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm, hàng hóa có giá trị gia tăng phục vụ xã hội.

Theo đó, Bộ sẽ tập trung thực hiện các chính sách/giải pháp thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp theo 04 nhóm chính bao gồm:

- Nhóm những doanh nghiệp quy mô lớn đi đầu, dẫn dắt những doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp (Trường Hải, Vingroup, TH True Milk): Chính sách tập trung vào khuyến khích tiếp cận, đổi mới, chuyển giao công nghệ; khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

- Nhóm cách doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và hoạt động để tiếp nhận các ưu đãi theo luật, hỗ trợ giao tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN do hoạt động chủ yếu là thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, li-xăng công nghệ.

- Nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có tiềm năng tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ): Chính sách tập trung vào hỗ trợ hình thành, kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực.

- Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Một số đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội

Trên bình diện quốc gia, năng suất lao động năm 2017 tăng 6,0%, năm 2018 ước tính tăng 5,9%, cao hơn mục tiêu tăng bình quân 5,5% trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII (Nghị quyết số 05-NQ/TW).

doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong

Cùng với sự hiện diện của KH&CN, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn vài trò của KH&CN trong phát triển bền vững và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước như: VinGroup, TH, Thaco,… đã chuyển hướng chiến lược, đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, thành lập viện nghiên cứu, trường đại học của doanh nghiệp. Tỷ trọng đầu tư giữ Nhà nước và doanh nghiệp cho KH&CN không còn ở mức 7:3 như đầu thập kỷ này mà đã thay đổi theo chiều hướng tích cực (5,2;4,8).

Bên cạnh đó là phong trào khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh mẽ trong cả nước, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng hoàn thiện. Chất lượng và số lượng thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có xu hướng tăng mạnh trong.

Trong nông nghiệp, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 ước đạt 40,02 tỷ USD.

Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông, các nhiệm vụ KH&CN chú trọng vào hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp.

Trong lĩnh vực y tế, các nghiên cứu trong lĩnh vực y – dược đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ nâng vao sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh: Nghiên cứu, sản xuất vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia; thuốc điều trị ung thư, tim mạch, chống thải ghép, cấy ghép tạng, ghép đa tạng… là kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.

Hoạt động KH&CN ở các địa phương được quan tâm triển khai với mục đích tạo thành động lực thực sự cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy thế mạnh vùng, miền, thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Biểu hiện của việc ứng dụng KH&CN trong nền kinh tế có thể thấy qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó nhóm chỉ số về tri thức – công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, xếp thứ 28).

Nhiệm vụ tập trung triển khai trong thời gian tới

doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong
Ảnh minh họa (nguồn internet)

- Khơi thông các nguồn lực, tăng cường hoạt động nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

- Tiếp tục phối hợp xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 và hoàn thiện để Chính phủ ban hành Nghị quyết về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4;

- Đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triện Hệ tri thức Việt số hóa” để hình thành hệ thống nền tảng thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dung chung phục vụ xã hội;

- Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia;

- Phát triển tiềm lực KH&CN, nhân lực KH&CN;

- Đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, dịch vụ KH&CN, thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020…

Đây chính là những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Việt Nam trong tiến trình đổi mới sâu rộng KH&CN trong mọi mặt đời sống của đất nước.

Một số hoạt động nổi bật trong tháng 05/2019

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia và Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế (International Development Innovation Alliance – IDIA) tổ chức Hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” dự kiến vào sáng ngày 15/05/2019.

doi moi khoa hoc cong nghe kim chi nam cua mot nen kinh te nang dong

PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng (thứ 2 từ trái sang) được đề cử Giải chính. Ảnh: Vnexpress.net

- Tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả công bố xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

- Tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2019 nhằm vinh danh những nhà báo đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh mọi lĩnh vực của Bộ KH&CN nói riêng và của ngành KH&CN nói chung đóng góp cho sự phát triển KH&CN của đất nước bằng chính các tác phẩm của mình…

Nam Thiên

Tin cũ hơn
Xem thêm