Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm

Cập nhật: 22:52 | 22/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục đích của Chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm

Mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%.

Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.

Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp...

10 nhiệm vụ trọng tâm

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1- Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

2- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

3- Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng;

4- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo;

5- Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

6- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

7- Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

8- Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

9- Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước;

10- Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chính ...

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 269/TB-VPCP ngày 22/6/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch Thành phố ...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Luật các TCTD

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến ...

Chính phủ sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc

Tại Nghị định, Chính phủ bổ sung Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch ...

Ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng ...

Xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực ĐBSCL, TP.HCM và các tỉnh liên quan

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các Bộ, địa phương về xử lý ...

Công điện của Thủ tướng về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô: Biến đau thương thành hành động!

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương ...

PV

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm