Doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh huy động vốn từ kênh trái phiếu

Cập nhật: 14:53 | 18/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong tháng 12/2020, có 35 doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu với tổng giá trị 34.470 tỷ đồng - số đợt phát hành thành công đạt 47 lần.

5117-huyd
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tình hình huy động trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 12/2020.

Cụ thể về tình hình trái phiếu doanh nghiệp, trong tháng 12/2020, có 35 doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu với tổng giá trị 34.470 tỷ đồng - số đợt phát hành thành công đạt 47 lần trong đó tổ chức tín dụng đứng đầu danh sách huy động với tổng giá trị phát hành trong kỳ lên đến 19.003 tỷ đồng - tương đương 55,13% toàn thị trường. Đáng chú ý, nhóm bất động sản giảm đáng kể xuống chỉ còn huy động 2.027 tỷ đồng - tương đương 5,88% thị trường.

Luỹ kế 12 tháng, tổng đợt chào bán thành công là 2.228 đợt với giá trị 403.469 tỷ đồng, kỳ hạn trung bình 4,21 năm.

Nhìn lại năm 2020, trái phiếu tăng nóng giai đoạn đầu năm khi dòng tiền tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Đặc biệt, trước thềm Nghị định 81 được ban hành nhằm kiểm soát sự tăng nóng của thị trường, nhiều doanh nghiệp tranh thủ chào bán với lượng lớn trong tháng 7 - 8/2020.

Đến nay, với việc Nghị định 153 được ban hành ngày 31/12/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/12021, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ dần sôi động trở lại sau bốn tháng cuối năm 2020 bị đóng băng trong đó Nghị định 153 sẽ bãi bỏ một số quy định về điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

Đơn cử trước đây Nghị định 81 quy định khối lượng trái phiếu được phát hành của tổ chức phát hành phải đảm bảo dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu; mỗi đợt phát hành cũng phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng… thì Nghị định 153, các quy định trên đều được gỡ bỏ. Thay vào đó, Nghị định 153 chỉ yêu cầu doanh nghiệp phát hành là CTCP hoặc công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp; đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận; có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.

Cổ phiếu DIG (DIC Corp) leo sát trần sau thông tin tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Sau thông tin tăng vốn điều lệ, cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (HOSE: DIG) bất ...

Lợi nhuận TKV đạt 2.600 tỷ đồng năm 2020, sụt giảm 35%

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây thông tin tới báo chí kết quả hoạt động sản xuất kinh ...

Đất Xanh bảo lãnh công ty con phát hành tối đa 520 tỷ đồng trái phiếu

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE - Mã: DXG) bảo lãnh cho CTCP Hội An Invest phát hành trái phiếu. Toàn bộ ...

Đức Hậu