Chứng khoán phiên chiều 21/5: Tâm điểm nhóm bất động sản, dệt may

Cập nhật: 15:31 | 21/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán phân hóa, dòng tiền tìm đến cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó tâm điểm tại nhóm ngành bất động sản và dệt may.

Phiên giao dịch ngày 21/5, tưởng chừng như vùng kháng cự mạnh trước mắt 1.280-1.290 đã ở rất gần và VN-Index có thể dễ dàng chinh phục, thế nhưng mọi chuyện lại diễn ra có phần không được thuận lợi.

Chốt phiên giao dịch hôm nay, sàn HOSE có 207 mã tăng và 236 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,44 điểm (-0,03%), xuống 1.277,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 972 triệu đơn vị, giá trị giao dịch gần 24 nghìn, tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 21/5: Tâm điểm nhóm bất động sản, dệt may
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/5

Nhóm bluechip phân hóa mạnh, với những cái tên như FPT, CTG, MWG, GAS, BCM tăng điểm hàng đầu, dù mức tăng không thực sự ấn tượng. Ở chiều ngược lại, sắc đỏ "ngự trị" gần như cả ngày tại các mã VIC, HPG, TPB, GVR, TCB, PLX, VJC…

Trong khi đó, SHB, SSB, VPB đứng giá tham chiếu, với thanh khoản của SHB đáng chú ý nhất khi cao nhất nhóm VN30 và dẫn đầu toàn sàn HOSE với hơn 36 triệu đơn vị khớp lệnh.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng chững lại ở nửa sau của phiên, với những cái tên ở các nhóm dệt may, bất động sản, xây dựng tăng tốt không có nhiều thay đổi.

Cổ phiếu dệt may "chiếm sóng" phiên hôm nay khi đồng loạt tăng điểm tích cực, có thể kể đến như STK +4,55%, MSH +3,54%, ADS +5,49%. Điểm nhấn trong còn chính là TCM tăng trần +6,8% lên 51.000 đồng, khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn với gần 6 triệu đơn vị.

Với ngành bất động sản, xây dựng với FIR tăng trần lên 6,9% lên 7.580 đồng, HPX cũng tăng hết biên độ lên 7.220 đồng, NHA +6,89% lên 28.700 đồng, CCL +6,98%% lên 9.200 đồng, VNE +6,31% lên 5.390 đồng, HBC +3,49% lên 8.000 đồng. Các cổ phiếu đáng chú ý còn lại bao gồm HQC, QCG, CTD tăng trên dưới 2%. Trong đó, HPX vươn lên khớp lệnh đứng thứ hai trên sàn với hơn 16,2 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, thêm một phiên nhà đầu tư không chọn cách bán giá thấp, dù có tới 236 mã giảm, nhưng gần như không xuất hiện những cái tên giảm mạnh đáng kể.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index gần như cũng chỉ bò ngang quanh tham chiếu trong suốt phiên giao dịch hôm nay, tuy nhiên lại bất ngờ giữ được sắc xanh khi đóng cửa. Chốt phiên, sàn HNX có 83 mã tăng và 100 mã giảm, HNX-Index tăng 0,72 điểm (-0,30%), xuống 243,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 113 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Trên HNX, các cổ phiếu nhỏ cũng hoạt động tương đối mạnh, với API, KSQ cùng tăng trần lên 7.200 đồng và 4.100 đồng. AAV cũng tăng hết biên độ +8,93%% lên 6.100 đồng, DVM tăng mạnh 7,32% lên 13.200 đồng...

Ngược lại, các cổ phiếu lớn biến động nhẹ với SHS và CEO giảm nhẹ, khớp lệnh cao nhất sàn với lần lượt 18,3 triệu và 7,6 triệu đơn vị. Các cổ phiếu tăng điểm có PVS, MBS, IDJ,... nhưng mức tăng cũng không đáng kể, chỉ trên dưới 1%.

Trên UpCoM, giao dịch cũng trong trạng thái thận trọng và UpCoM-Index tăng điểm từ sớm cũng đã hạ độ cao về cuối phiên. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng nhẹ 0,92 điểm (+0,98%), lên 94,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 142 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 2,1 nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu hút nhà đầu tư là KLB của ngân hàng Kiên Long Bank, khi tăng vọt tới hơn 12%, đưa thị giá lên 12.800 đồng, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,6 triệu đơn vị. Một cổ phiếu ngân hàng khác là ABB cũng đáng chú ý với mức tăng 12,35%, thanh khoản "khủng" với hơn 68 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Nhận định về thị trường phiên hôm nay, Chứng khoán DSC cho rằng, thị trường chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt rõ ràng nào. Đa số trạng thái bứt phá của cố phiếu mang tính chất riêng lẻ, thiếu tính đồng thuận.

Về mặt kỹ thuật, có 3/5 tiêu chí kỹ thuật ở trạng thái tích cực. Nếu 1 trong 2 điều kiện độ biến động thu hẹp hoặc dòng tiền mạnh mẽ hơn thì trạng thái kỹ thuật sẽ đạt tiêu chuẩn.

Nhà đầu tư trung-dài hạn ưu tiên cầm tiền, đây chưa phải thời điểm mua lý tưởng. Bất chấp việc VNI có thể mạnh thêm nữa thì cơ hội mua vẫn chưa phù hợp.

Nhà đầu tư ngắn hạn tạm thời dừng việc mua mới, chỉ giữ lại những cổ phiếu thực sự khỏe đang có lãi, cổ phiếu nào đang lỗ thì phải canh xử lý vì nhiều khả năng đó là cổ phiếu yếu. Cân nhắc vùng mua quanh 1220-1250 điểm.

Nhận định chứng khoán phiên 21/5: Nhà đầu tư ngắn hạn "thu lưới"?

TPS cho rằng, trong những phiên tới, thị trường chứng khoán có thể tiềm ẩn những rủi ro giảm giá đến từ nhóm nhà đầu ...

Cổ phiếu MBS đang được nâng đỡ nhờ "câu chuyện" nào?

Trong 10 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu MBS đã có tới 8 phiên tăng điểm, thanh khoản cũng có sự cải thiện rõ ...

Chứng khoán phiên sáng 21/5: Nhóm dệt may và họ APEC ghi dấu ấn

Chứng khoán phiên sáng 21/5 dòng tiền trở nên thận trọng hơn và giao dịch có phần chậm lại, VN-Index giảm nhẹ trước giờ nghỉ ...

Nguyên Nam

Tin cũ hơn
Xem thêm