Vướng rào cản thương mại và kỹ thuật, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn

Cập nhật: 11:43 | 30/10/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – VASEP cho biết, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và EU đã qua mức 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do gặp hàng rào thương mại và kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn.  

vuong rao can thuong mai va ky thuat xuat khau thuy san gap nhieu kho khan Năm 2018: Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 9 tỷ USD
vuong rao can thuong mai va ky thuat xuat khau thuy san gap nhieu kho khan Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2018
vuong rao can thuong mai va ky thuat xuat khau thuy san gap nhieu kho khan Cần nhiều giải pháp ‘gỡ khó’ cho xuất khẩu thủy sản

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 9/2018, XK thủy sản đạt 6,35 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá XK sang hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU đã vượt 1,1 tỷ USD; ba sản phẩm XK là: Tôm, cá tra và cá các loại (trừ cá tra) đã đạt lần lượt 2,62 tỷ USD; 1,59 tỷ USD và 1, 03 tỷ USD.

vuong rao can thuong mai va ky thuat xuat khau thuy san gap nhieu kho khan
9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và EU đã qua mức 1,1 tỷ USD

Tính đến hết tháng 9/2018, giá trị XK cá tra đạt 1,59 tỷ USD, tăng 22,6% và chiếm 25,1% tổng giá trị XK thủy sản. Trong ba quý đầu năm nay, cá tra là nhóm sản phẩm thủy sản đạt mức tăng trưởng dương cao nhất.

Sở dĩ, XK cá tra trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm trước là do giá trị XK tại nhiều thị trường NK lớn như: Trung Quốc - Hong Kong, Mỹ, EU, ASEAN đều tăng trưởng khả quan. Kèm theo đó là giá nguyên liệu tăng mạnh so với năm ngoái. Điều này kéo theo giá XK tăng và tổng giá trị XK cũng tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay, các DN XK cá tra Việt Nam cũng đang đứng trước bài toán khó về việc thiếu nguyên liệu cá tra trong nước. Tính đến giữa tháng 10/2018, tại một số vùng nuôi tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên mức kỷ lục 35.000 - 36.500đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ từ 10.000 - 12.500 đồng/kg. Nhiều DN buộc phải hoãn một số đơn hàng do giá tăng quá đột ngột và không có nguyên liệu mua vào.

Với xuất khẩu tôm, đến hết tháng 9/2018, giá trị XK tôm đạt 2,62 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 41,3% tổng giá trị XK. Trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm giảm là do giá tôm thế giới chững, trong khi sản lượng tôm tại nhiều nước nguồn cung vẫn lớn. Một số nước còn chào giá với mức thấp cũng ảnh hưởng đến XK tôm của Việt Nam. Hơn nữa, cũng trong thời gian này, giá trị XK tôm sang một số thị trường lớn như Mỹ giảm 3,1% và XK sang Nhật Bản giảm 11,7% và XK sang Trung Quốc - Hong Kong giảm 28,7%. Điều này cũng tác động đến tổng XK tôm trong ba quý đầu năm nay.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cá ngừ tăng 10,3%, giá trị XK cá ngừ đạt 473,9 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ giảm, nhưng giá trị XK sang một số thị trường khác như: EU (trong đó nổi bật là Tây Ban Nha và Hà Lan) tăng rất mạnh, XK sang Israel, ASEAN và Nhật Bản cũng tăng trưởng dương khả quan. Nhờ đó, trong thời gian này, XK cá ngừ vẫn giữ ở mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.

Cho dù, XK thủy sản chung được dự báo tăng trong quý IV cuối năm với tổng giá trị XK cũng dự báo tăng so với năm 2017. Tuy nhiên, xét riêng trong từng nhóm sản phẩm, hoạt động XK của các DN thủy sản gặp rất nhiều khó khăn do gặp hàng rào thương mại và kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm