"So găng" với công ty mẹ, doanh nghiệp nhà Sao Mai (ASM) cũng lên kế hoạch lãi gấp 3 lần

Cập nhật: 09:33 | 01/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Về kế hoạch năm 2024, Sao Mai (ASM) đặt lãi ròng đạt 800 tỷ đồng, tương đương gấp 3 lần năm 2023. Tương tự, doanh nghiệp "nhà" ASM cũng đặt lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần.

Theo thông tin từ tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (HoSE: IDI) đã công bố kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 8.499 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 276 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này dự kiến gấp 1,17 lần và 3,14 lần so với kết quả thực hiện của năm 2023. Trong một diễn biến khác, Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) là công ty mẹ của IDI cũng đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023 là 800 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 276 tỷ đồng).

Kế hoạch kinh doanh này được xây dựng dựa trên cơ sở thấp của cùng kỳ trước đó. Trong năm ngoái, doanh thu của công ty thủy sản đã giảm 9% xuống còn 7.224 tỷ đồng do ngành xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm mạnh đến 84%, chỉ còn khoảng gần 88 tỷ đồng, mức thấp nhất trong suốt 9 năm qua.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (HoSE: IDI)

Mặc dù tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi, Hội đồng quản trị vẫn đề xuất mức chi trả cổ tức khả quan. Theo đó, công ty dự định lấy ý kiến của cổ đông để trả cổ tức cho năm 2022 và 2023 với tổng tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (tức là giá trị theo mệnh giá hơn 455 tỷ đồng). Nguồn thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy đến ngày 31/12/2023. Hình thức thực hiện sẽ là phát hành khoảng 45,5 triệu cổ phiếu mới. Dự kiến sau đợt trả cổ tức này, vốn điều lệ của công ty sẽ được tăng lên tương ứng 2.732 tỷ đồng.

Liên quan đến công tác nhân sự, IDI dự kiến trình đại hội bầu 5 thành viên mới nhiệm kỳ 2024-2029 theo danh sách bao gồm Lê Thanh Thuấn, Lê Tuấn Anh, Tổng Phi Hùng, Đinh Văn Thép và Lê Văn Cảnh, trong đó ông Thuấn đang là Chủ tịch HĐQT. Công ty cũng sẽ bầu mới Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2024-2029 với danh sách 3 ứng cử viên, trong đó có ông Từ Thiện Thoại, đang là Trưởng Ban Kiểm soát.

Theo phân tích mới nhất từ VCBS, tổng sản lượng xuất khẩu của IDI dự kiến sẽ đạt khoảng 64.000 tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2024. Doanh thu xuất khẩu cá tra được dự kiến sẽ đạt khoảng 3.263 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.Với dự thảo POR19 của Bộ Thương mại Mỹ, IDI sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá mới là 0,14 USD/kg, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty.

Ngoài ra, IDI cũng đã lên kế hoạch để nâng cao khả năng tự chủ từ 85% lên 90% bằng cách nâng công suất nhà máy bột cá lên 600 tấn nguyên liệu/ngày và mở rộng vùng nuôi liên kết thêm 450 ha để chuẩn bị nguồn nguyên liệu khi nhà máy số 3 hoàn thiện.

Đại hội cổ đông thường niên 2024 của IDI dự kiến sẽ được tổ chức vào sáng ngày 22/4, tại khách sạn Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trên thị trường, cổ phiếu IDI đang giao dịch ở mức giá 12.750 đồng/cổ phiếu, tương đương với giá trị vốn hóa khoảng 2.900 tỷ đồng. Mức giá này tăng gần 10% so với đầu năm.

Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản cán mốc 9,5 tỷ USD

Trong thông điệp gửi tới các doanh nghiệp thành viên, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), đã bày tỏ kỳ vọng rằng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2024 có thể đạt mốc 9,5 tỷ USD.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 9 tỷ USD, giảm hơn 18% so với năm 2022. Những nguyên nhân chính gồm lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm và các khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước, như chi phí đầu vào tăng và thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản sang EU.

Tuy nhiên, từ tháng 1/2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tăng đột biến lên đến 64% so với cùng kỳ năm 2023. Đến hết tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Sau một chuỗi sụt giảm từ quý IV/2022, xuất khẩu thuỷ sản từ quý IV/2023 đã có dấu hiệu tích cực hơn và tăng mạnh vào tháng 1, khi nhu cầu mua hàng dịp Tết Nguyên đán tăng cao ở nhiều thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và các nước châu Á. Đến hết tháng 2/2024, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cá tra tăng 15% và các loài khác tăng 8%.

Xuất khẩu tôm có tín hiệu tích cực ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia. Tại Trung Quốc, nhu cầu đang phục hồi tốt, trong khi các vấn đề về tôm Ecuador đang khiến người tiêu dùng cảnh giác, điều này đã gây sụt giảm trong việc nhập khẩu tôm từ Ecuador vào thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu cá tra trong tháng đầu năm 2024 cũng được đánh giá tích cực. Hoa Kỳ và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là những thị trường phục hồi trong năm 2024 do giảm tồn kho và nhu cầu tiếp tục gia tăng. Lạm phát giảm, dự đoán về khả năng chi tiêu tại Hoa Kỳ cũng làm tăng hy vọng cho thị trường cá tra tại đây. Trong khi đó, thị trường cá tra tại Trung Quốc dự kiến sẽ “sôi động” hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và kích thích tiêu dùng của Chính phủ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024.

Cổ phiếu Sao Mai (ASM) trần cứng sau thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ

Sau thông tin về cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên 2024 được Sao Mai công bố, cổ phiếu ASM ngay lập tức tăng ...

Giá cá tra, tôm sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, SSI Research dự báo ngành thủy sản sẽ phục hồi chậm trong năm 2024, chủ yếu là ...

Giao dịch khối ngoại tuần 25-29/3: Lực bán ròng tập trung nhiều vào nhóm VN30

Trong tuần xảy ra sự cố tại VNDirect, khối ngoại bán ròng mạnh mẽ các cổ phiếu bluechips, đặc biệt trong nhóm VN30, tổng giá ...

Tuấn Khải

Tin cũ hơn
Xem thêm