Việt Nam xây dựng khung pháp lý Fintech vẫn còn ở mức thấp

Cập nhật: 09:46 | 30/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Dù có tiềm năng lớn nhưng tại Việt Nam mới chỉ khai phá Fintech ở mức độ thấp và khuôn khổ pháp lý còn sơ khai…  

viet nam xay dung khung phap ly fintech van con o muc thap

Ví điện tử phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam?

viet nam xay dung khung phap ly fintech van con o muc thap

Startup về Fintech phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

viet nam xay dung khung phap ly fintech van con o muc thap

Mizuho Bank sẽ trở thành một hãng fintech lớn nhất Nhật Bản?

Công nghệ tài chính hay còn gọi tắt là Fintech đã trở thành từ khóa “hot” trong giới tài chính thế giới từ năm 2008. Việc áp dụng công nghệ vào ngành tài chính không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận tài chính mà xu hướng này còn đem lại những ứng dụng sáng tạo và phát triển phương thức kinh doanh mới.

Nhờ có Fintech, thay vì phải trải qua những quy trình, thủ tục mất cả tuần trời, các ngân hàng giờ đây chỉ mất chưa tới 10 giây để duyệt khoản vay, máy rút tiền ATM dần bị thay thế bởi ngân hàng trực tuyến, giao dịch tiền mặt đang ngày một bị hạn chế và thay thế bởi thanh toán lướt, chạm hay vân tay...Năm 2015, Fintech mới bắt đầu xuất hiện và mở rộng tại Việt Nam, nhưng năm 2017, thị trường fintech của Việt Nam đã cán mốc 4,4 tỉ USD và được dự đoán sẽ tăng lên mức 7,8 tỉ USD vào năm 2020.

viet nam xay dung khung phap ly fintech van con o muc thap
Việt Nam xây dựng khung pháp lý Fintech vẫn còn ở mức thấp. Ảnh minh họa

Việt Nam hiện có 67 công ty Fintech đang hoạt động. So với các nước khác trong khu vực con số này còn rất khiêm tốn, ví dụ như trong năm 2017, Singapore có khoảng 490 công ty Fintech, Indonesia là 262 công ty, Malaysia 196 công ty thuộc lĩnh vực này.

Mặc dù Việt Nam đang có gần 100 doanh nghiệp FinTech nhưng chỉ khoảng 24 trong đó được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép ở lĩnh vực thanh toán và chủ yếu hoạt động theo phương thức phối hợp với ngân hàng để cùng cung cấp dịch vụ. Những FinTech ở mảng khác như gọi vốn, quản lý tài sản, cho vay, xếp hạng tín dụng, bảo hiểm, blockchain, … đang hoạt động chủ yếu dựa trên những quy định căn bản từ Luật doanh nghiệp và Luật dân sự, đồng thời phải đối mặt với rất nhiều hoạt động chưa được pháp luật quy định.

FinTech gắn liền với khá nhiều rủi ro như bảo mật cá nhân, bảo vệ khách hàng, tín dụng, an toàn mạng, phụ thuộc công nghệ, rửa tiền,…. Do vậy các quy định pháp lý một mặt phải tách bạch để tạo không gian cho doanh nghiệp Fintech phát triển, mặt khác phải hạn chế được những rủi ro đi kèm.

Mặc dù chậm hơn một số nước trong khu vực nhưng Việt Nam cũng có những động thái nhất định liên quan đến chính sách Fintech. Vào tháng 3/2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Công nghệ tài chính với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam. Vụ Thanh toán (NHNN) được giao làm Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo. Được biết, NHNN đang tập trung nghiên cứu 5 vấn đề trọng tâm như công nghệ chuỗi khối (blockchain), cho vay ngang hàng (P2P Lending), định danh khách hàng điện tử (e-KYC), giao diện chương trình ứng dụng mở (Open API), thanh toán điện tử (e-payments). NHNN và một số bộ ngành như Bộ KH&CN, Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp… đã có khá nhiều buổi hội thảo quốc tế diễn ra để trao đổi kinh nghiệm FinTech với các nước cũng như tham vấn ý kiến của doanh nghiệp.

Một trong những rào cản khiến khuôn khổ pháp lý về FinTech chưa được hoàn thiện sớm là bởi sự hạn chế về kiến thức quản lý. Bên cạnh việc nắm rõ về lĩnh vực tài chính, sự mới mẻ và phức tạp về kỹ thuật áp dụng trong Fintech đòi hỏi những người xây dựng pháp lý phải hiểu cả công nghệ để nhìn ra được bản chất của quan hệ xã hội bất kể “lớp vỏ” mới ra sao. Ngoại ngữ cũng là một đòi hỏi do các tư liệu đầy đủ nhất về Fintech thường là ở các báo cáo, nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Anh. Việc hiểu biết về hệ thống luật là điều căn bản. Thêm vào đó, quản lý Fintech (và nhiều lĩnh vực mới trong CMCN4) đòi hỏi tư duy chấp nhận rủi ro – điều mà mới chỉ một bộ phận trong khu vực công của Việt Nam bắt đầu thay đổi.

Trên thực tế, có rất ít nhân lực có khả năng đáp ứng được tất cả đòi hỏi trên. Trong khi đó, việc xây dựng một khung chính sách không chỉ liên quan đến bản thân NHNN mà còn cần sự đồng thuận của tất cả các bộ ngành và tham vấn từ phía doanh nghiệp, ngân hàng…Với quy trình lập pháp của Việt Nam, việc giải thích, vận động hành lang và thuyết phục tất cả các bên quản lý nhà nước cùng thống nhất trong thời gian ngắn là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, được biết số lượng nhân sự trực tiếp làm chính sách ở các cơ quan chủ quản là không quá nhiều.

Ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đánh giá, tuy Fintech tại Việt Nam đang phát triển rầm rộ nhưng hầu như chưa có khuôn khổ pháp lý quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ...

Cùng quan điểm, ông Ngô Tự Lập - Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) – Đại học Quốc gia đánh giá, Fintech tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường, và những thách thức đối với các tổ chức quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ và các tổ chức kinh doanh về: khuôn khổ pháp lý; bảo mật và an toàn thông tin; những đòi hỏi về công nghệ, tổ chức kinh doanh các dịch vụ tài chính.

Đơn cử, Việt Nam cần tiến hành một số hoạt động mang tính lâu dài như xây dựng khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) - cơ chế cho phép các công ty Fintech startup được thí điểm/thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trước khi cung ứng sản phẩm chính thức ra thị trường; Xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với Fintech bao trùm các hoạt động dịch vụ Fintech, bảo vệ người tiêu dùng, phòng chống rửa tiền…

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, ngân hàng trung ương và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của khung khổ pháp lý về Fintech; Phối hợp giữa cộng đồng Fintech trong nước và quốc tế.

Hoài Dương