Trái phiếu ngân hàng lãi suất thấp kỷ lục, ai là người mua?

Cập nhật: 15:42 | 28/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Các ngân hàng vẫn tiếp tục đua nhau phát hành trái phiếu lãi suất siêu rẻ, chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới sáu tháng.Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua với số lượng lớn...

2832-tp286
TPBank có đến sáu đợt phát hành trái phiếu với giá trị 5.000 tỷ đồng

Sau giai đoạn trầm lắng trong quí 1-2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trở nên sôi động trở lại từ đầu quí 2. Số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, trong tháng 5/2021 có 46 đợt phát hành TPDN riêng lẻ trong nước với tổng giá trị phát hành 28.410 tỷ đồng, trong đó nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng vượt trội hơn 65%.

Theo đó, chỉ trong hai tháng đầu quí 2 các ngân hàng đã phát hành tổng cộng 33.674 tỷ đồng, trong đó có 5.574 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, còn lại phần lớn trái phiếu tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn 2-3 năm, với lãi suất thấp chỉ từ 3,7-4,2%/năm. Các ngân hàng phát hành nhiều nhất có thể kể đến như VPBank 15 đợt với giá trị 8.900 tỷ đồng, TPBank sáu đợt với 5.000 tỷ đồng, ACB ba đợt 5.000 tỷ đồng và VIB ba đợt 4.000 tỷ đồng.

Nhưng điều đáng chú ý nhất không phải là lượng trái phiếu phát hành nhiều hay ít, mà là mức lãi suất phát hành thấp kỷ lục ở các trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm của một số ngân hàng.

Như TPBank có ba đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn ba năm với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng, lãi suất 3%; 3,8%; 4,1%/năm. SHB hôm 18/5 phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn hai năm với lãi suất cố định 3,8%/năm.

Trước đó vào tháng 4, VIB cũng đã có đợt phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm, lãi suất 4%/năm; ACB phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm cùng ở mức lãi suất 4%/năm.

Điểm ngạc nhiên thứ nhất là vì sao có nhà đầu tư chấp nhận mua với lãi suất phát hành rẻ đến thế, chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới sáu tháng hiện nay và cách xa mức lãi suất 6-7% đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Phải chăng lợi ích về tài chính không phải là mục tiêu chính của các nhà đầu tư này?

Thứ hai là trong khi các ngân hàng lớn khác như BIDV, VietinBank đang phát hành trái phiếu kỳ hạn dài để tăng vốn tự có với lãi suất theo bình quân thị trường 6,5-7%/năm, thì vì đâu mà nhóm các ngân hàng nhỏ hơn lại có lợi thế phát hành với chi phí vốn thấp hơn đáng kể, dù kỳ hạn không phải là quá chênh lệch?

Ai là người mua thực sự?

Có thể thấy, người mua trái phiếu trong các đợt phát hành vừa qua của các ngân hàng chủ yếu là các công ty chứng khoán (CTCK), vốn đáp ứng được điều kiện là nhà đầu tư chuyên nghiệp để có thể tham gia các đợt phát hành riêng lẻ. Thật ra, việc các CTCK chấp nhận mua trái phiếu với lãi suất thấp như trên cũng mang lại nhiều gợi ý.

Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn đang diễn biến thuận lợi và tăng trưởng tích cực, vì sao các tổ chức này không dành vốn để tự doanh kiếm thêm lợi nhuận hoặc cho vay ký quỹ với lãi suất cao hơn rất nhiều? Phải chăng các tổ chức này nhìn nhận triển vọng sắp tới của thị trường chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với lợi nhuận kỳ vọng, nên chuyển dịch bớt nguồn vốn sang các tài sản an toàn có thu nhập cố định như trái phiếu?

Nếu nhìn vào các động thái thoái vốn liên tiếp từ cuối năm ngoái đến nay của các CTCK tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, nhằm tận dụng diễn biến thị trường đang tăng tốt, nghi ngờ trên không phải là thiếu cơ sở. Ngoài ra, với nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh nhờ hàng loạt thương vụ phát hành thêm cổ phiếu, cũng như nguồn vốn huy động thông qua các sản phẩm hợp tác đầu tư với khách hàng, cũng giúp các CTCK càng dồi dào vốn để đa dạng hóa lựa chọn đầu tư.

Cần nói thêm, trường hợp vốn dư thừa, nếu lựa chọn gửi tiết kiệm dài hạn lãi suất tuy cao hơn nhưng nếu khi cần vốn buộc phải rút trước hạn thì lãi suất sẽ tính theo không kỳ hạn, ở mức 0-0,2%. Trong khi đó, các CTCK thường phải sử dụng vốn linh hoạt chạy theo diễn biến của thị trường chứng khoán. Do đó, lựa chọn mua trái phiếu, dù lãi suất thấp, nhưng có lẽ hợp lý hơn, vì cho phép nhóm này được bán lại cho tổ chức phát hành hoặc chuyển giao cho các nhà đầu tư khác với lợi ích không bị sứt mẻ quá lớn.

Một số trường hợp cho thấy các CTCK mua trái phiếu ngân hàng cũng có mối liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành hoặc lãnh đạo các ngân hàng này. Đơn cử như người mua trái phiếu SHB là hai CTCK trong nước và tổ chức tư vấn, đại lý phát hành và tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu đều là CTCK Sài Gòn - Hà Nội. Hay như người mua trái phiếu TPBank là hai CTCK và tổ chức đăng ký và lưu ký trái phiếu TPBank là Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS),...
Cứu các ngân hàng yếu kém: Chưa phải là hết cách...

"Việc bán tài sản của các ngân hàng này rất khó khăn, vì hầu hết dính đến tranh chấp, đại án… Do đó, Chính phủ ...

Ngân hàng khó tránh khỏi nợ xấu gia tăng

Theo thống kê, tổng giá trị nợ xấu của các ngân hàng hiện đang niêm yết (24 ngân hàng) là 91.244 tỷ đồng vào ngày ...

ADB: Trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ

Theo báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, cùng với Trung Quốc và ...

Linh Đan (TH)