Phiên giao dịch ngày 27/4/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 26/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 27/4/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Mirae Asset - MASVN

Duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu SZC với giá mục tiêu 78.400 đồng/cp

Mirae Asset nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu SZC của CTCP Sonadezi Châu Đức (Sàn HOSE) lên 78.400 đồng/cp, giảm 12,5% so với mức giá gần nhất do: (1) Mức giá theo Phương pháp RNAV giảm do suất chiết khấu tăng lên 14,9%; (2) mức P/B bình quân của các doanh nghiệp so sánh giảm về 3,48 lần. Mức giá mục tiêu hiện đang cao hơn giá đóng cửa phiên 25/04/2022 là 55,8% do đó Mirae Asset duy trì khuyến nghị Mua với SZC.

Phiên giao dịch ngày 27/4/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý
PSH duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu SZC với giá mục tiêu 78.400 đồng/cp. Hình minh họa.

Quỹ đất đô thị hiện nay đạt hơn 600 ha: Đến cuối 2021 SZC đã nhận bàn giao 1.798 ha, trong đó quỹ đất công nghiệp ước khoảng 1.123 ha và quỹ đất đô thị khoảng 633 ha. Với tỷ lệ thương phẩm khoảng 40%, quỹ đất đô thị sẵn sàng triển khai của công ty ước tính khoảng 253 ha.

Luận điểm đầu tư: Quý 1/2022: Doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận đi lùi Trong quý 1/2022 SZC công bố doanh thu đạt 277,3 tỷ đồng, tăng gần 56% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ doanh thu cho thuê đất và quản lý. Tuy nhiên, giá vốn/doanh thu đã tăng mạnh lên mức 63,1% so với mức 39,3% của Q1/2021, ghi nhận 175 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, SZC lãi ròng 75,3 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Giá vốn/ Doanh thu tăng mạnh trong Q1/2022 đến từ tỷ trọng của phần doanh thu bán sỉ quỹ đất các bên liên quan tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thế doanh thu bán sỉ trong kỳ đạt 192 tỷ đồng, chiếm 69,3% tổng doanh thu so với mức 25,8% của Q1/2021.

Lợi nhuận 2022 được dự báo vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao: Năm 2021, SZC ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục, lần lượt đạt 713 tỷ đồng (+ 64,7% CK) và 324 tỷ đồng (+ 74% CK). Bước sang năm 2022, với nền doanh thu và lợi nhuận năm 2021 cao nhưng Mirae Asset vẫn đánh giá khả năng SZC sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Công ty có thể sẽ ghi nhận mức LNST trên 600 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với 2021 bởi các yếu tố sau:

− Triển khai giai đoạn 1 dự án Hữu Phước có quy mô 25,2 ha. Mirae Asset ước tính việc mở bán thuận lợi sẽ đóng góp khoảng 280 – 330 tỷ đồng vào LNST của công ty.

− Ghi nhận khoảng 40 ha đất công nghiệp cho thuê với mức doanh thu khoảng 670 tỷ đồng, LNST ước tính khoảng 300 tỷ đồng.

Rủi ro từ việc lãi suất trong xu hướng tăng: Lãi suất đang trong xu hướng tăng sẽ ảnh hưởng đến mức lợi nhuận kỳ vọng của NĐT, kéo theo việc chiết khấu vào các chỉ số định giá như P/B và RNAV. Đối với Phương pháp RNAV, Mirae Asset đang sử dụng suất chiết khấu là 14,9%.

Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS

Khuyến nghị giữ cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 72.600 đồng/cp

Kết quả kinh doanh Q1/2022: Trong giai đoạn đầu năm 2022, Ban lãnh đạo CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE - Mã: FRT) cho biết nguồn cung hàng hóa của Công ty vẫn không bị đứt gãy do chiến tranh giữa Nga và Ukraine bởi FRT là đối tác lớn với các nhãn hàng vì thế Công ty được hưởng việc ưu tiên nhập hàng và thường ký trước hợp đồng nhập hàng trong vòng 3 tháng. Đây cũng là nhân tố tích cực giúp FRT ghi nhận KQKD quý 1 vượt trội với mức tăng trưởng DTT và LNTT lần lượt ~65% và gấp 5 lần so với năm 2021. Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 28% kế hoạch DTT và LNTT của 2022. Ban lãnh đạo kỳ vọng cho FRT có thể sớm cán mốc kế hoạch của 2022.

Kế hoạch kinh doanh 2022: Ban lãnh đạo FRT đưa ra kế hoạch kinh doanh 2022 của công ty với DTT và LNTT mục tiêu 27.000 tỷ đồng và 720 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 30% so với mức thực hiện năm 2021.

FPT Shop kỳ vọng tăng trưởng hai chữ số trong 2022: Mặc dù nhu cầu sử dụng laptop/tablets sau giãn cách xã hội, FPT Shop có thể ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số trong 2022 khi Công ty đã có chiến lược (1) Mở rộng chuỗi F.Studio – cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm của Apple về quy mô cửa hàng và số lượng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng; (2) Đẩy mạnh các điểm bán PC Gaming nhằm hoàn thiện hệ sinh thái máy tính; (3) Ghi nhận doanh thu từ nhãn hàng mới - Xiaomi, kỳ vọng doanh thu Xiaomi chiếm 7-10% tổng doanh thu ĐTDĐ; (4) Nghiên cứu, triển khai mô hình kinh doanh mạng di động ảo.

Trong trung và dài hạn, Ban lãnh đạo FRT nhận định mức tăng trưởng ngành hàng ICT vẫn tăng trưởng tốt nhờ (1) Nhu cầu laptop/ tablets còn dư địa tăng trưởng khi mỗi năm ước tính có khoảng 200 nghìn sinh viên vào trường đại học và có khoảng 1 triệu trẻ em bước chân vào trường học; (2) Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng cao; (3) Nhu cầu sử dụng Internet, công nghệ trở thành thói quen mới sau thời gian dài đại địch. Với vòng đời sản phẩm trung bình từ 2-4 năm, nhu cầu ngành hàng ICT vẫn có sẽ bắt đầu tăng giai đoạn 2023-2024 cho chu kỳ mới của sản phẩm.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu dần gặt hái “quả ngọt”: FRT sẽ đẩy mạnh tiến độ mở cửa hàng, dự kiến mở thêm ít nhất 300 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên khoảng từ 700 – 800 vào cuối năm 2022. Mục tiêu doanh thu/ cửa hàng cũ của Long Châu trong 2022 ~1,5 tỷ đồng (+20%-30YoY). Bên cạnh đó, Long Châu sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống logistic phục vụ cho việc tăng trưởng nhanh số lượng cửa hàng và tối ưu hàng hoá, đồng thời tập tập trung quản lý chất lượng sản phẩm.

Ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận Long Châu đóng góp 50-100 tỷ đồng trong tổng doanh thu của FRT. Định hướng dài hạn của Long Châu là phục vụ trực tiếp khách hàng ở nhóm bệnh phổ biến (như tim mạch, tiểu đường,..) và có thể mở rộng sang Healthcare (bao gồm: phòng khám, chăm sóc sức khỏe,..). Về việc IPO Long Châu trong tương lai, Ban lãnh đạo cho biết sẽ đánh giá và cân nhất kỹ lưỡng dựa trên phương án nào có lợi nhất cho Cổ đông.

Chính sách chi trả cổ tức và ESOP: FRT sẽ chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%. Ngoài ra, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) dựa trên kết quả kinh doanh năm 2022, với tỷ lệ phát hành dự kiến tối đa là 2% trên số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành. Thời gian hạn chế chuyển nhượng của số cổ phiếu này là 3 năm.

Định giá & khuyến nghị: Trong 2022, PHS nâng DTT của FRT từ mức 27.977 tỷ đồng lên 29.092 tỷ đồng (+29%YoY) do nhu cầu ngành hàng ICT vượt kỳ vọng trước đó của PHS. LNST ước tính ở mức 693 tỷ đồng với biên lãi gộp ở mức 15%. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu FRT 172.600 đồng/cổ phiếu, tăng 7% so với mức giá hiện tại. Từ đó khuyến nghị GIỮ cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Việc mở rộng chuỗi cửa hàng và cải thiên biên lãi gộp thấp hơn so với kỳ vọng; (2) Cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ; (3) Áp lực trả lãi vay trong ngắn hạn; (4) Rủi ro pha loãng cổ phiếu.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu TCM với giá mục tiêu 80.800 đồng/cp

Kế hoạch kinh doanh năm 2022: Năm 2022, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE - Mã: TCM) đặt kế hoạch doanh thu 4.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 253,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 77% so với thực hiện năm ngoái. Ban lãnh đạo cho biết, TCM sẽ đa dạng hóa sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, đa dạng hóa thị trường, phát triển thị trường EU và châu Á, cải tổ quy trình sản xuất, tái thiết kế quy trình kinh doanh đối với toàn bộ chuỗi giá trị để có thể sản xuất nhanh hơn, với chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn thông qua sự hỗ trợ của E-land.

Nhà máy may 2 (công suất 9 triệu sản phẩm/năm) đã đi vào hoạt động được 20% công suất, và sẽ tiếp tục gia tăng công suất trong năm nay. Hiện tại TCM đã nhận đơn hàng cho nhà máy Vĩnh Long 2 đến hết quý III/2022, và đang chuẩn bị nhận đơn hàng cho quý IV/2022. Nhà máy may Vĩnh Long 2 được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho tăng trưởng doanh thu của TCM trong năm 2022. Các chuyền may đa nhiệm có cân nhắc mùa thấp điểm tại nhà máy may số 2, cho sản phẩm may từ vải đan kim đến dệt thoi sẽ được mở rộng với quy mô 1.250 công nhân.

TCM sẽ tiếp tục tăng công suất nhà máy các ngành dệt, nhuộm thông qua M&A và đầu tư giai đoạn 3, 4 tại Vĩnh Long.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược sản xuất nhanh hơn, với chí phí thấp hơn, nghiên cứu phát triển cùng với phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Dự án Smart Factory của TCM nhằm chuẩn hóa các quy trình sản xuất, qua đó gia tăng hiệu quả và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp trong tương lai, là điểm nổi bật của TCM so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Ban lãnh đạo cho biết năm 2022, TCM đầu tư 6 triệu USD cho mảng R&BD. Công ty đang thực hiện dự án giảm tiêu thụ nước và tiêu thụ điện trong sản xuất, thay đổi chất đốt tại nhà máy nhuộm, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ESG, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về ESG của các khách hàng ở Châu Âu.

Về mảng bất động sản, TCM cho biết sẽ hoàn thành hồ sơ pháp lý, xin giấy phép xây dựng trong năm nay cho dự án TC1 tại TP.HCM, dự kiến bắt đầu mở bán giai đoạn cuối năm, trễ nhất là tháng 4/2023 sẽ khởi công xây dựng.

Tăng vốn điều lệ năm 2022. TCM sẽ tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức 15%. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 06/2022.

KQKD Quý I/2022: Doanh thu đạt hơn 47 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế hơn 3 triệu USD, tăng 17%YoY.

Định giá & khuyến nghị: PHS tin rằng nhà máy Vĩnh Long 2 và sự cải tổ quy trình làm việc và sản xuất sẽ tạo sức bật cho kết quả kinh doanh năm 2022 của TCM, trong bối cảnh nhu cầu dệt may tích cực tại các thị trường lớn của TCM (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – đóng góp 63% doanh thu). Qua đó, PHS duy trì ước tính doanh thu đạt 4.318 tỷ đồng (tăng 22% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 264 tỷ đồng (tăng 84% cùng kỳ). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS duy trì mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu TCM là 80.800 đồng/cổ phiếu, do đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro về nguồn cung lao động; (2) Rủi ro lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro cạnh tranh; (5) Rủi ro khoản phải thu; (6) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (7) Rủi ro pha loãng.

Công ty chứng khoán SSI – SSI

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu NKG với giá mục tiêu 1 năm là 50.000 đồng/cp

SSI ước tính doanh thu năm 2022 của CTCP Thép Nam Kim (HOSE - Mã: NKG) đạt 30 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 6,2% so với cùng kỳ đạt 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, SSI vẫn ước tính lợi nhuận ròng sẽ giảm 16% so với cùng kỳ đạt 1,9 nghìn tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp giảm, do không còn lợi nhuận từ hàng tồn kho giá rẻ như trong năm 2021.

NKG giao dịch với P/E dự phóng năm 2022 hấp dẫn là 4,5x. SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu NKG với giá mục tiêu 1 năm là 50.000 đồng/cổ phiếu dựa trên P/E mục tiêu là 6x.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tin tức chứng khoán 17h00’ hôm nay 26/4/2022: APG, TTF, GEG, MIG, HTV, GEX

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có sai phạm được khắc phục

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế trên thị trường ...

Kỳ vọng lớn với nhóm cổ phiếu "vua"

Dưới góc nhìn chuyên gia, cổ phiếu "vua" đang gần về mức hợp lý, không đắt, không rẻ và khi như vậy thì diễn biến ...

Thiện Nhân

Tin liên quan