Những lưu ý trước khi sơ chế thực phẩm

Cập nhật: 21:00 | 16/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trước khi thuần thục các món ăn đơn giản, giỏi chế biến các món ăn phức tạp, sáng tạo những món ăn thì các bạn hãy thực hành tốt những lưu ý sau đây.

nhung luu y truoc khi so che thuc pham Những loại thực phẩm tuyệt vời thay thế thuốc kháng viêm
nhung luu y truoc khi so che thuc pham 5 công dụng rất tốt cho sức khỏe từ bột sắn dây
nhung luu y truoc khi so che thuc pham 9 loại thực phẩm độc hại gây bệnh tật cần tránh xa
nhung luu y truoc khi so che thuc pham Những loại trái cây ăn "thả ga" vào buổi tối mà không lo tăng cân

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, bất cứ là gì, thịt cá rau củ đều phải an toàn biết rõ tình trạng. Món ăn ngon chỉ có thể làm ra từ nguyên liệu tươi ngon.

nhung luu y truoc khi so che thuc pham
Nguồn nước sơ chế nấu ăn cần phải sạch (Ảnh minh họa)

2. Nguồn nước sơ chế và nấu ăn phải sạch

Nhiều người bỏ qua việc sử dụng nước sạch trong nấu bếp là sai lầm. Không thể tận dụng nước rửa rau, tráng hoa quả để rửa thịt hay những vi phạm nguyên tắc nước sạch tương tự.

3. Rửa tay

Rửa tay (cả cổ tay và cánh tay) sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi làm bếp, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Không nên để móng tay dài.

4. Đồ dụng cụ làm bếp

Dao luôn được làm sạch và sát trùng bằng nước rửa bát, lau khô sau khi dùng xong, trước khi dùng. Không bao giờ để dao lẫn trong bồn rửa bát.

Thớt luôn được kiểm tra và thay mới theo hạn sử dụng, tuỳ chất liệu, đặc biệt, thớt gỗ sử dụng quá lâu có thể trở thành một “ổ” vi khuẩn. Luôn giữ thớt khô ráo và sạch trước khi dùng. Sử dụng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín.

5. Nấu chín kỹ thực phẩm

nhung luu y truoc khi so che thuc pham
Các món đặc biệt như beefsteak có thể ăn chín tái (Ảnh minh họa)

Trừ một số loại món ăn đặc biệt cần hoặc có thể ăn chín tái như beefsteak.., còn lại rau củ hay thịt cá đều cần nấu đủ chín. Thức ăn nấu xong nên ăn ngay không để quá lâu ngoài môi trường.

Thức ăn đã nấu chín phải bảo quản hoặc nóng trên 60 độ C, hoặc dưới 10 độ C. Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Nên chọn tủ lạnh có hệ thống làm lạnh kép Twin Cooling System để đảm bảo thức ăn sống-chín không bị lẫn mùi.

Tất cả các loại thực phẩm dành cho trẻ em không nên bảo quản.

6. Bảo quản thực phẩm

Bảo quản thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín và trong tủ lạnh với các thực phẩm cần thiết.

Thịt và hải sản tươi sống để riêng biệt với rau củ

Lỗi thường gặp khi sơ chế:

7. Rửa rau, củ

Rửa rau quá kỹ: thói quen này sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong rau củ. Rửa rau củ: rửa rau bằng nước muối rồi bỏ vào rủ lạnh sẽ làm rau mau bị hỏng

8. Rã đông thực phẩm

nhung luu y truoc khi so che thuc pham
Thực phẩm rã đông có thể để từ ngăn đá xuống ngăn mát (Ảnh minh họa)

Có thể rã đông thực phẩm ngay trong ngăn mát tủ lạnh. Cách ra đông này an toàn vì ngăn không cho vi khuẩn tấn công thực phẩm trong quá trình rã đông thực phẩm. Bạn chỉ cần bỏ thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh.

Hoặc để nhanh hơn thì khi bỏ thực phẩm ra khỏi ngăn đá bạn xả hộp dưới vòi nước lạnh .Cách làm này sẽ nhanh hơn hạn chế sự mất chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Bạn cần lưu ý không ngâm trực tiếp thực phẩm vào nước, và khoảng 30 phút thì nên thay nước một lần.

9. Lưu trữ thực phẩm

Việc lưu trữ số lượng quá lớn thực phẩm sơ chế trong tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh không đủ độ lạnh nhanh cần thiết, sẽ xảy ra trường hợp món này không đủ lạnh nhưng món kia lại quá độ lạnh, dẫn đến thực phẩm mất ngon hoặc hư hỏng sớm.

Kim Ngưu