IPO để huy động vốn không hề dễ dàng

Cập nhật: 09:24 | 10/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu đều đang bị siết chặt, khiến việc huy động vốn của các doanh nghiệp địa ốc gặp nhiều khó khăn. IPO được nhiều doanh nghiệp tìm đến, thế nhưng phương thức này cũng không dễ dàng.

Theo ông Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Quản lý tài sản Vietnam Holdings Inc, việc huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp không còn dễ dàng khiến nhà phát triển bất động sản phải tìm phương thức khác và việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được tính đến. Thế nhưng kênh này cần có sự chuẩn bị chu đáo và mất nhiều thời gian, trong khi việc phát triển dự án thường cần dòng vốn “nóng”.

2159-ipo
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cũng nói về kế hoạch IPO, đại diện một doanh nghiệp địa ốc chia sẻ, đang nắm trong tay vài dự án, quỹ đất sạch và có thể triển khai ngay, nhưng cái khó chính là nguồn vốn phát triển dự án, trong khi kế hoạch IPO còn một số tiêu chí chưa đáp ứng được, chẳng hạn như việc công ty cần phải chờ sang năm 2023 mới thỏa mãn điều kiện 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi (nếu tình hình thuận lợi), do 2 năm trước doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Để có thể phát hành được cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), buộc doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị chu đáo và tiêu tốn nhiều thời gian, trong khi đó đầu tư và phát triển dự án lại luôn cần có dòng vốn ngay.

Mục đích cao nhất của IPO là huy động vốn từ nhà đầu tư đại chúng, nhưng thực tế cho thấy, nhà đầu tư chỉ sẵn sàng đầu tư vào các doanh nghiệp đã niêm yết có chiến lược đầu tư kinh doanh rõ ràng, hiệu quả hoạt động tốt và quản trị một cách minh bạch. Với những doanh nghiệp chưa niêm yết rất khó đáp ứng các tiêu chí này.

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể huy động vốn, không ít doanh nghiệp lựa chọn “bán lúa non” dự án để tìm kiếm dòng vốn ngắn hạn. Số khác đã nắm trong tay dự án thì tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tốc độ thi công để đủ điều kiện huy động vốn cho sản phẩm hình thành trong tương lai.

Theo chia sẻ của đại diện một doanh nghiệp địa ốc, đơn vị đang nắm trong tay vài dự án, quỹ đất sạch và có thể triển khai ngay. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là nguồn vốn để phát triển dự án, trong khi kế hoạch IPO còn một số tiêu chí chưa đáp ứng được. Đơn cử như việc công ty cần phải chờ sang năm 2023 mới thỏa mãn điều kiện 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi (nếu tình hình thuận lợi), do 2 năm trước doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Để tránh rơi vào tình trạng “đất chết”, doanh nghiệp này đã phải tính đến việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án để có dòng tiền và tạm gác lại IPO.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết, nếu huy động thành công vốn qua kênh IPO, sẽ giúp doanh nghiệp xoay vốn tốt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do lực lượng doanh nghiệp địa ốc chưa phải là công ty đại chúng mà đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên để IPO hiệu quả là không đơn giản.

Còn PGS.TS. Phạm Thế Anh - giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, các doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng muốn huy động được vốn từ nhà đầu tư thông qua thị trường chứng khoán thì điều kiện tiên quyết là phải công khai, minh bạch. Đây cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản quy mô nhỏ khi muốn vươn mình.

Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, việc khó tìm kiếm nguồn vốn trung - dài hạn để phát triển dự án, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Các sự kiện địa chính trị quốc tế khiến chính sách tiền tệ được triển khai theo hướng thận trọng hơn, thị trường trong nước chưa có nhiều nguồn cấp vốn khác như các quỹ đầu tư…

Với nhóm doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng, có thể nguồn vốn ngắn hạn cần tập trung huy động từ nhà đầu tư cho sản phẩm hình thành trong tương lai.

Thuận Thảo